11:24 - 08/11/2024

Luật Hình sự 2015 bỏ Tội kinh doanh trái phép?

Luật Hình sự 2015 bỏ Tội kinh doanh trái phép? Nội dung này được quy định ở đâu, cụ thể như thế nào?


Nội dung chính

    Luật Hình sự 2015 bỏ Tội kinh doanh trái phép?

    Bộ Luật hình sự 2015, được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã xóa bỏ Tội kinh doanh trái phép.

    Tuy nhiên, điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành Bộ Luật hình sự 2015 có hướng dẫn như sau:

    “… hành vi kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159, … của Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để xử lý”.

    Có nghĩa là, hành vi kinh doanh trái phép xảy ra trước ngày 01/07/2016 đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sau thời điểm Bộ Luật hình sự 2015 có hiệu lực nhưng vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để xử lý.

    Điều 159 luật hình sự năm 1999 quy định về tội kinh doanh trái phép như sau:

    “1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

    a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

    b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

    2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

    a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

    c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

    d) Thu lợi bất chính lớn.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

    19