Kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Những tiêu chí nào được sử dụng để xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất?
Nội dung chính
Kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định kỹ thuật hiện có tốt nhất được định nghĩa như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
36. Kỹ thuật hiện có tốt nhất là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
...
Như vậy, kỹ thuật hiện có tốt nhất là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được lựa chọn, đảm bảo phù hợp với thực tế và có hiệu quả trong việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực môi trường là gì? (Hình từ internet)
Những tiêu chí nào được sử dụng để xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình do Chính phủ quy định; cung cấp thông tin theo yêu cầu để phục vụ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất.
2. Tiêu chí xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất bao gồm:
a) Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm;
b) Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;
c) Chi phí cho việc áp dụng và vận hành kỹ thuật hiện có tốt nhất;
d) Khả năng tiết kiệm năng lượng;
đ) Tính chủ động trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất hoặc xem xét công nhận kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Nam; rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục kỹ thuật hiện có tốt nhất bảo đảm sự phù hợp với thực tế và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; hướng dẫn áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Theo đó, xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm những tiêu chí sau đây:
(1) Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm;
(2) Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;
(3) Chi phí cho việc áp dụng và vận hành kỹ thuật hiện có tốt nhất;
(4) Khả năng tiết kiệm năng lượng;
(5) Tính chủ động trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
Căn cứ vào những tiêu chí này, các chủ dự án đầu tư và cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình quy định của Chính phủ và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho việc áp dụng.
Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với chủ dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất như sau:
Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
1. Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với dự án đầu tư thuộc Mức I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với dự án đầu tư thuộc Mức II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với dự án đầu tư thuộc Mức III Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...
3. Khuyến khích chủ dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất sớm hơn lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình như sau:
(1) Trước ngày 01/01/2027 đối với dự án đầu tư thuộc Mức 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
(2) Trước ngày 01/01/2028 đối với dự án đầu tư thuộc Mức 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
(3) Trước ngày 01/01/2029 đối với dự án đầu tư thuộc Mức 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Phụ lục 2 danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Tải về