11:49 - 18/12/2024

Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào Việt Nam sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp trong thời gian sắp tới nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào Việt Nam thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tôi xin cảm ơn!

Nội dung chính


    Hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhưng không báo cáo định kỳ với cơ quan có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường thì có bị xử phạt không?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 34 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 34. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
    3. Hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định;
    b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 đối với cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển;
    c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ; không tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không gian kín trên tàu để bảo đảm điều kiện làm việc an toàn theo quy định;
    d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bóc tách, thu gom amiăng và PCBs theo quy định; không bố trí đủ nhân lực, thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng theo quy định; khu vực bóc tách amiăng không đảm bảo theo quy định;
    đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đã tiến hành các hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
    e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện nhưng vẫn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
    g) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không đúng chủng loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
    h) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch để phá dỡ; nước dằn tàu có chứa loài ngoại lai xâm hại hoặc loài có nguy cơ xâm hại theo quy định; không thu hồi toàn bộ khí C.F.C trong các thiết bị trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
    i) Các hành vi vi phạm về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được áp dụng theo quy định tại Điều 26, 29 Nghị định này.”

    Theo đó, đối với hành vi hoạt động tháo dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhưng không báo cáo định kỳ với cơ quan có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiên (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ) không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào Việt Nam sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào Việt Nam sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Nhập khẩu máy móc, thiết bị không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào Việt Nam thì sẽ bị xử lý thế nào?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 34. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
    1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ), nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

    Theo đó, hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ) vào Việt Nam không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

    Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung theo khoản 4, khoản 5 Điều 34 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

    Chú ý, các mức xử phạt hành chính theo các quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp đôi.

    Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng là bao lâu?

    Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
    2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
    a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
    b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
    c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
    d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
    đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

    Theo đó, việc xác định thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được thực hiện theo quy định nêu trên.

    Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

    4