08:25 - 26/10/2024

Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định như thế nào trong văn bản hiện hành? Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

    Căn cứ Điều 10 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

    - Xây dựng và triển khai kế hoạch:

    + Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện xây dựng, ban hành kế hoạch theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP trong phạm vi được phân công, phân cấp quản lý;

    + Người ban hành kế hoạch kiểm tra quyết định thành lập đoàn hoặc phân công cán bộ kiểm tra; thông báo bằng văn bản trước 03 ngày làm việc cho đối tượng kiểm tra và cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).

    - Thực hiện kiểm tra:

    + Trưởng đoàn hoặc cán bộ được phân công thực hiện kiểm tra giới thiệu thành phần đoàn, thông báo nội dung, hình thức kiểm tra;

    + Tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;

    + Lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC 10 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Biên bản kiểm tra được lập ít nhất 02 bản và giao cho đối tượng kiểm tra 01 bản, lưu hồ sơ 01 bản và giao đơn vị có liên quan 01 bản (nếu có);

    + Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì căn cứ quy định của pháp luật thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ hoạt động theo quy định.

    - Xử lý kết quả sau khi kiểm tra:

    + Trưởng đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý kết quả kiểm tra theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp xử phạt không lập biên bản, biên bản vi phạm hành chính (nếu có);

    + Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý xem xét kết quả kiểm tra và chỉ đạo đơn vị, cán bộ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi hoạt động (nếu có); kiến nghị, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm đối với đối tượng kiểm tra và các ý kiến chỉ đạo khác (nếu có).

    Trân trọng!

    4