Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 dành cho giáo viên?
Nội dung chính
Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 dành cho giáo viên?
Khi vào năm học mới các lớp thường tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học. Họp phụ huynh là một buổi sinh hoạt gặp mặt do giáo viên tổ chức có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận các vấn đến xoay quanh việc học tập, phát triển của con em trong cả một năm học.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trong một năm học mới 2024-2025 sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần, cụ thể:
- Họp phụ huynh vào đầu năm
- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một
- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học
Đồng thời nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thi tổ chức cuộc họp bất thường.
Bạn có thể tham khảo kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 dành cho giáo viên dưới đây:
Kịch bản họp phụ huynh LỚP.... NĂM HỌC 2024 - 2025 .......: 8 giờ, ngày ... tháng ... năm 20.... Thành phần tham dự: Giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh Địa điểm: Trường ...... Nội dung cuộc họp: ... Bước 1: Ổn định - điểm danh đã đủ hay chưa Bước 2: Tuyên bố lý do cuộc họp Hôm nay, ngày ... / ... / 20... được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường, lớp....tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 2024 - 2025 để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường. Bước 3: Trước hết nhận xét về đặc điểm tình hình lớp - Sĩ số: .... học sinh trong đó ... Nam và .... Nữ - Sĩ số lớp năm 2024 - 2025 có tăng hay giảm...học sinh Bước 4: Trình bày phương hướng nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 Giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số phương hướng nhiệm vụ của lớp về tình hình học tập, lao động ... sau đó đưa ra chỉ tiêu cụ thể: - Chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm học - Hạnh kiểm: 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt - Học tập: Phấn đấu 30/50 học sinh xếp loại học lực giỏi đạt 60%; 40 % học sinh xếp loại học lực khá; không có học sinh xếp loại học lực trung bình; - Thi đua: Đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc, chi đội mạnh Thực hiện Giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhất trí biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra như sau: - Nhiệm vụ của Học sinh: + Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập; + Có ý thức vươn lên trong học tập, năng động, mạnh dạn chủ động trong học tập; + Hoàn thiện bài tập cũ đầy đủ và chuẩn bị bài học mới trước khi đến lớp; + Thực hiện đúng quy định về đồng phục của nhà trường + Chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông; + Chấp hành và tham gia tích cực các hoạt động của lớp cũng như các đoàn thể trong trường; + Chấp hành nghiêm chỉnh về giờ giấc và giấy phép khi nghỉ học có chữ ký của phụ huynh học sinh - Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm: + Kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh; + Trao đổi thường xuyên với hội cha mẹ học sinh và từng phụ huynh học sinh những việc liên quan đến kết quả học tập rèn luyện, hạnh kiểm của các em; + Liên lạc với phụ huynh thông qua Sổ liên lạc điện tử ( do vậy phụ huynh học sinh cần cũng cấp số điện thoại chính xác, nếu có sự thay đổi cần kịp thời báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp); + Giáo viên bổ sung thêm hình thức xử phạt kỷ luật kèm theo khen thưởng trong quá trình học tập. - Nhiệm vụ của phụ huynh học sinh + Liên tục nhắc nhở con em chấp hành nghiêm về giờ giấc đi học, ý thức tự học,... + Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ con em tự học ở nhà; + Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt kịp thời những điểm tốt và chưa tốt của con em để đưa ra hình thức khen thưởng, xử phạt giáo dục phù hợp; + Động viên con em, thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con, tham gia họp phụ huynh đầy đủ khi có giấy mời của giáo viên chủ nhiệm cũng như của nhà trường; + Tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi khả năng cho con em mình về không gia học tập ( phòng học riêng, yên tĩnh, xa ti vi, truyện tranh,...) , đảm bảo về thời gian học. + Tạo điều kiện, động viên cho con em tham gia các hoạt động của nhà trường của các đoàn thể và của lớp; + Tạo điều kiện tốt nhất về đồ dùng học tập, trang phục, quán triệt con em mình ăn mặc, tóc tai không đúng với phong cách học sinh + Nghiêm cấm việc con em mình sử dụng điện thoại di động khi đến trường, nếu nhà trường phát hiện sử dụng tịch thu và xung và công quỹ; + Phụ huynh không cho con em mình đi xe máy trên 50 cc đến trường; + Khi có thông tin về con em mình cần trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm hoặc với bất kỳ giáo viên nào trong trường để nhà trường nắm bắt và có hướng xử lý; + Không nên cho con em đeo những trang sức quá đắt tiền, nhiều tiền bạc khi đến trường; + Nhắc nhở con em mình viết giấy xin nghỉ và có chữ ký của phụ huynh( có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại cho Giáo viên chủ nhiệm) Bước 5: Thông báo các khoản thu Thu theo quy định của cấp trên có văn bản hướng dẫn cụ thể ... Bước 6: Hoạt động của chi hội cha mẹ học sinh Lớp - Chi hội cha mẹ học sinh thống nhất thu, chi quỹ lớp để hoạt động trong năm học 2024 - 2025 + Kinh phí đóng góp: ... + Quỹ lớp ... / 1 học sinh + Dự trù chi phí cho các hoạt động lấy từ kinh phí đóng góp của quỹ lớp: + Mua sắm dụng cụ học tập + Liên hoan ... văn nghệ ... + Chi khen thưởng ... - Bầu chi hội phụ huynh + Chi hội trường ... ĐT: ... + Chi hội phó ... ĐT ... + Ủy viên ... ĐT ... Bước 7: Kết luận Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã để ra chút thời gian tham dự buổi họp phụ huynh đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong công việc. Xin chân thành cảm ơn! |
Quy định về cơ cấu tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như sau:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
+ Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
+ Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
+ Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
- Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Như vậy, thấy rằng Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học sẽ chia ra BĐDCMHS lớp và BĐDCMHS trường.
Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 dành cho giáo viên? (Hình từ Internet)
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp lập ra để thực hiện những nhiệm vụ gì?
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ và 3 quyền hạn tại Điều 4 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
[1] Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
[2] Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
[3] Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
- Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
[1] Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
[2] Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
[3] Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.