10:01 - 11/11/2024

Khuôn viên trường tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Việc xây dựng khuôn viên trường tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào? Văn bản pháp lý nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Khuôn viên trường tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào?

    Khuôn viên trường tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại  Điều 45 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau: 

    1. Địa điểm đặt trư­ờng phải đảm bảo yêu cầu dưới đây:

    a) Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương;

    b) Độ dài đư­ờng đi của học sinh đến trư­ờng: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư không quá 500m; đối với khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km;

    c) Môi tr­ường xung quanh không có tác động tiêu cực đối với việc giáo dục, giảng dạy, học tập và an toàn của giáo viên và học sinh.

    2. Diện tích mặt bằng xây dựng trư­ờng đư­ợc xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện. Mẫu thiết kế tr­ường tiểu học đư­ợc thực hiện cho từng vùng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    3. Khuôn viên của tr­ường phải có hàng rào bảo vệ (tư­ờng xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng tr­ường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ. Tại cổng chính của trư­ờng phải có biển trư­ờng ghi bằng chữ rõ ràng, trang nhã, dễ đọc, theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 của Điều lệ này. Ngoài các khẩu hiệu chung, mỗi trường có thể chọn khẩu hiệu mang tính giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của nhà trường trong từng năm học.

    4. Cơ cấu khối công trình

    a) Khối phòng học: số phòng học đ­ược xây dựng tư­ơng ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng;

    b) Khối phòng phục vụ học tập:

    - Phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;

    - Phòng giáo dục nghệ thuật;

    - Phòng học ngoại ngữ;

    - Phòng máy tính;

    - Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập (nếu có);

    - Thư­ viện;

    - Phòng thiết bị giáo dục;

    - Phòng truyền thống và hoạt động Đội.

    c) Khối phòng hành chính quản trị:

    - Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng;

    - Phòng họp, phòng giáo viên;

    - Văn phòng;

    - Phòng y tế học đư­ờng;

    - Kho;

    - Phòng thư­ờng trực, bảo vệ ở gần cổng trư­ờng.

    d) Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có);

    e) Khu đất làm sân chơi, sân tập không d­ưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh;

    g) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; có khu vệ sinh riêng cho học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát n­ước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học;

    h) Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.

    5. Đối với những trường chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều này thì Hiệu trưởng nhà tr­ường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải tạo tr­ường lớp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường công lập hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị giải quyết đối với trường tư thục.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về những yêu cầu đối với khuôn viên trường tiểu học. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT. 

    Trân trọng!

    11