Không thành lập Hội đồng kỷ luật mà xử lý kỷ luật công chức thì có đúng không?
Nội dung chính
Không thành lập Hội đồng kỷ luật mà xử lý kỷ luật công chức thì có đúng không?
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về Hội đồng xử lý công chức như sau:
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
+ Hội đồng kỷ luật họp khi có từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
+ Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
+ Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
+ Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
+ Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
+ Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Như vậy, theo như thông tin của bạn, do bạn đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng với hình thức khai trừ Đảng thì theo quy định việc xử lý kỷ luật sẽ không cần thành lập Hội đồng kỷ luật. Việc làm của của cơ quan bạn là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng!