Chủ nhật, Ngày 27/10/2024
16:57 - 02/10/2024

Khi xảy ra các trường hợp phát sinh trong quá trình quản lý vật chứng tại Quân đội, quy trình xử lý như thế nào?

Khi xảy ra các trường hợp phát sinh trong quá trình quản lý vật chứng tại Quân đội, quy trình xử lý cụ thể được thực hiện như thế nào và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết vấn đề?

Nội dung chính

    Khi xảy ra các trường hợp phát sinh trong quá trình quản lý vật chứng tại Quân đội, quy trình xử lý như thế nào?

    Ngày 14/10/2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành Thông tư 131/2014/TT-BQP về Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội. Quy chế này quy định về công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản, và kiểm định vật chứng gồm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy (sau đây gọi chung là vật chứng) tại kho vật chứng trong Quân đội. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản và kiểm định vật chứng tại kho vật chứng trong Quân đội.

    Theo đó, việc xử lý các trường hợp phát sinh trong quản lý vật chứng trong Quân đội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP. Cụ thể như sau:

    1. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra khi phát hiện vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn; thống nhất đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
    2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng không bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định của pháp luật, biên bản tiêu hủy vật chứng thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc xử lý các trường hợp phát sinh trong quản lý vật chứng trong Quân đội.