Thứ 2, Ngày 28/10/2024
16:33 - 30/09/2024

Khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng, cần chuẩn bị những gì để đảm bảo đúng quy định?

Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào? Biên bản làm việc giữa hai bên cần được lập bằng mấy thứ tiếng và có những yêu cầu gì khác?

Nội dung chính

    Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào?

    Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định tại Điều 8 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:

    Khi thực hiện đối ngoại biên phòng phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và tuân thủ các nguyên tắc về lễ tân ngoại giao, tổ chức đón, tiếp, làm việc và tiễn khách.

    Trong quan hệ tiếp xúc, làm việc phải thực hiện đúng nội dung, kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt; trường hợp có thay đổi so với chương trình, kế hoạch phải báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; mọi hoạt động làm việc, tiếp xúc phải thực hiện thông qua phiên dịch.

    Nội dung trao đổi, làm việc giữa hai bên phải được ghi đầy đủ, chi tiết vào biên bản. Biên bản phải lập bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt Nam và tiếng nước láng giềng; trong trường hợp cần thiết có thể lập thành ba thứ tiếng (Việt Nam, tiếng nước láng giềng và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) có chữ ký của hai Trưởng đoàn.

    Trường hợp có nội dung mới phát sinh hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền thì ghi nhận, báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo; nếu bạn từ chối hoặc phủ nhận nội dung ta nêu ra thì ghi vào biên bản để bảo lưu ý kiến;

    Sau khi làm việc phải có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

    Căn cứ Hiệp định về Quy chế biên giới và thỏa thuận của hai bên để xác định cấp quan hệ; thành phần gặp gỡ, trao đổi, hội đàm và giải quyết những vấn đề có liên quan đến hai bên biên giới cho phù hợp.

    - Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2012/TT-BQP