09:03 - 09/11/2024

Khi nào công dân có thể bị thu hồi thẻ Căn cước công dân?

Cho tôi hỏi khi nào công dân có thể bị thu hồi thẻ Căn cước công dân?

Nội dung chính

    Nội dung trên thẻ Căn cước công dân gồm những thông tin gì?

    Căn cứ Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân:

    Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân

    1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

    a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

    b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

    2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

    Như vậy, nội dung trên thẻ Căn cước công dân gồm những thông tin sau:

    - Mặt trước thẻ:

    + Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    + Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

    + Dòng chữ "Căn cước công dân”

    + Thông tin của chủ thẻ gồm: ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.

    - Mặt sau thẻ:

    + Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa

    + Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ

    + Ngày, tháng, năm cấp thẻ

    + Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

    Khi nào công dân có thể bị thu hồi thẻ Căn cước công dân? (Hình từ Internet)

    Công dân bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào?

    Theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014, công dân bị thu hồi CCCD trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    Ngoài ra, công dân bị giữ thẻ CCCD khi thuộc các trường hợp như:

    - Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

    Mặt khác, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV sắp tới, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi theo như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã góp ý về dự án. Trong đó, dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi có quy định rõ ràng, chi tiết việc thu hồi giữ thẻ căn cước công dân.

    Cụ thể tại dự thảo Luật, người bị giữ thẻ căn cước công dân theo quy định sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, người chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được trả lại thẻ căn cước.

    Ngoài ra, trong thời gian giữ thẻ CCCD, công dân vẫn được sử dụng thẻ CCCD để giao dịch nếu được sự cho phép của cơ quan giữ thẻ.

    Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

    Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân

    ....

    4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:

    a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân bao gồm:

    - Cơ quan quản lý CCCD: có thẩm quyền thu hồi thẻ CCCD khi công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    - Cơ quan thi hành lệnh tam giữ, tạm giam: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang bị tạm giữ, tạm giam.

    - Cơ quan thi hành án phạt tù: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang chấp hành án phạt tù.

    - Cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Trân trọng!

    8