Khi giấy chứng nhận ATTP của cơ sở kinh doanh rau củ hết hạn, chủ cơ sở phải làm thủ tục gì?
Nội dung chính
Khi giấy chứng nhận ATTP của cơ sở kinh doanh rau củ hết hạn, chủ cơ sở phải làm thủ tục gì?
Theo Khoản 5a Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
Như vậy, Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở bạn sẽ hết hạn vào 8/2021 thì cơ sở bạn trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP nếu cơ sở bạn vẫn tiếp tục sản xuất và kinh doanh.
**Hồ sơ và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định này, cụ thể như sau:
Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP
- Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.