Khái niệm chấp hành viên? Chấp hành viên hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Khái niệm chấp hành viên? Chấp hành viên hiện nay được quy định như thế nào?
Chấp hành viên là người có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định.
Điều 17 Luật thi hành án 2008 quy định: chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định quy định tại điều 2 Luật thi hành án 2008 và điều 18 Luật thi hành án 2008 . Quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên như sau:
– Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên.
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên.
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
– Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luậttừ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp.