08:44 - 12/11/2024

Kêu gọi quyên góp tiền làm từ thiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?

Quy định pháp luật về hêu gọi quyên góp tiền làm từ thiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Kêu gọi quyên góp tiền làm từ thiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?

    Kêu gọi quyên góp tiền làm từ thiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? Hiện nay có rất nhiều những cá nhân đứng ra kêu gọi lòng nhân đạo của xã hội để làm từ thiện thông qua các trang mạng xã hội như Facebook...Trên tinh thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta thì đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp lợi dụng lòng nhân ái của xã hội để trục lợi, lấy bớt những khoản tiền đóng góp đó hoặc thậm chí là ôm tiền sử dụng luôn. Điều này gây thiệt hại tới bản thân những trường hợp khó khăn đó và cả những người hảo tâm quyên góp. Và đặc biệt là mất lòng tin của xã hội. Do đó tôi nghĩ những hành vi như vậy cần phải bị pháp luật trừng trị. Cho tôi hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? 

    Tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thực hiện theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. Theo đó, một cá nhân muốn thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải có ít nhất 3 sáng lập viên trở lên, có tài sản để thành lập quỹ, người sáng lập quỹ không có án tích (Điều 9)

    Việc thành lập quỹ từ thiện phải có hồ sơ hợp lệ và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập. Vì vậy, nếu xác định được những cá nhân làm từ thiện trên mạng xã hội không có quỹ hợp pháp nhưng lại kêu gọi cộng đồng đóng góp tiền vào tài khoản do mình tạo ra, sau đó sử dụng theo ý mình là trái qui định của pháp luật.

    Trong trường hợp này bản thân người được ủng hộ là đối tượng được người hảo tâm tặng cho tiền nhưng lại không nhận được, để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và xử lý hành vi này thì người được ủng hộ và những người đã gửi tiền vào tài khoản cho các cá nhân làm từ thiện trên mạng xã hội trái phép có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để xem xét xử lý về hành vi có dấu hiệu của tội “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản theo điều 140 Bộ Luật hình sự năm 1999”.

    Trong đó những người bị hại là những người đã gửi tiền ủng hộ vào tài khoản của cá nhân nói trên. Để việc tố cáo có căn cứ thì người gửi tiền cần lưu giữ biên lai chuyển tiền. Bản thân người được ủng hộ phải xác nhận mình không hề nhận đủ số tiền đã được các nhà hảo tâm ủng hộ thông qua tài khoản của cá nhân hoạt động từ thiện không đúng quy định pháp luật.

    5