15:44 - 13/11/2024

Hướng dẫn nhập khẩu sữa bột tách kem

Thủ tục nhập khẩu sữa bột tách kem như thế nào?

Nội dung chính

    Hướng dẫn nhập khẩu sữa bột tách kem

    Công ty nhập lô hàng SỮA BỘT TÁCH KEM ( SKIMMED MILK POWDER) thông tin như sau: Hàm lượng chất béo không quá 1.25%; Không có chất đường hoặc chất làm ngọt khác; Đóng gói 25kg net/bag.

    Xin hỏi về:

    1. Thủ tục nhập lô hàng (cần những loại giấy tờ kiểm định của Bộ, ban ngành nào)?

    2. Mã HS?

    3. Thuế nhập khẩu, VAT?

    1/ Mã HS:

    - Căn cứ vào Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).

    - Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:

    + SỮA BỘT TÁCH KEM như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 0402.10.41; Thuế suất thuế NK ưu đãi thông thường 03%; Thuế suất thuế GTGT 10%.

    Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

    2/ Chính sách mặt hàng:

    2.1/ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:

    “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”

    Căn cứ Khoản 2, Điều 22 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định:

    “Điều 22. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương

    2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.”

    Đối chiếu quy định nêu trên, Công ty liên hệ với các cơ quan được Bộ Công thương chỉ định tại công văn số 3917/BCT-KHCN ngày 05/07/2012 để đăng ký kiêm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

    2.2/ Kiểm dịch động vật:

    Căn cứ điểm 3 phần II Mục 2 danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng: “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa;” thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.

    2.3/ Công bố hợp quy:

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu quy định:

    “Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

    1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

    2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.”

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định:

    “Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.”

    Căn cứ quy định nêu trên, Công ty liên hệ với Bộ Y tế để đăng ký bản công bố Hợp quy và công bố phù hợp ATTP đối với mặt hàng sữa bột.

    2