Hình thức nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực hiện nay được quy định thế nào?
Nội dung chính
Hình thức nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
...
3. Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:
a) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn
Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
b) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
...
Theo quy định trên, có thể nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực theo những hình thức sau:
+ Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn
+ Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
Hình thức nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực hiện nay được quy định thế nào?
Hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 21/2020/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BCT) thì hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực gồm:
Trường hợp thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của đơn vị theo quy định thì hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản hoặc giảm bớt một phần phạm vi hoạt động từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;
+ Tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản; tài liệu chứng minh việc chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, chuyên gia tư vấn theo các quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này trong trường hợp có sự thay đổi nhân sự.
Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đúng nội dung, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực quy định tại Thông tư này.
2. Giải quyết các khiếu nại về giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
3. Sửa đổi Giấy phép trong trường hợp có sai sót về các nội dung ghi trong giấy phép đã cấp.
4. Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực của đơn vị được cấp phép.
5. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình.
6. Gửi quyết định thu hồi đến đơn vị điện lực bị thu hồi giấy phép và các cơ quan, đơn vị liên quan; công bố thông tin thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Như vậy, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có những trách nhiệm theo như quy định trên.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đúng nội dung, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Ngoài ra, trong thẩm quyền của mình thì cơ quan có trách nhiệm thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.