15:06 - 13/11/2024

Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định

Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định

Nội dung chính

    Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định

    Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, cụ thể như sau:

    Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:

    a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;

    b) Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

    c) Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

    d) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

    đ) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

    e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.

    Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:

    Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.

    Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

    Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âm, giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ (Ci) phải coi bằng 0 (không);

    g) Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại điểm h Khoản này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:

    Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng;

    h) Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này được thực hiện như sau:

    (i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể cuối năm tài chính trong các trường hợp sau đây:

    Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 200 tỷ đồng trở lên.

    Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể.

    Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng kết quả định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức định giá và không xác định được giá trị tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ thì giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ phải coi bằng 0 (không);

    (ii) Trừ trường hợp quy định tại điểm h(i) Khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

    291
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ