11:59 - 27/09/2024

Động tác quay bên phải, bên trái được quy định như thế nào trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân?

Vì nhu cầu bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân, tôi có tìm hiểu về điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân, nhưng có vấn đề tôi không hiểu lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Động tác quay bên phải, bên trái được quy định như thế nào trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Động tác quay bên phải, bên trái trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

    1. Động tác quay bên phải

    a) Khẩu lệnh: “BÊN PHẢI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động;

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 900, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải (hình 3a, b);

    - Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.

    2. Động tác quay bên trái

    a) Khẩu lệnh: “BÊN TRÁI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 90 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái (hình 3c);

    - Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.

    Hình 3a: Quay bên phải, Hình 3b: khi đang quay về hướng mới, Hình 3c: Quay bên trái

    Trên đây là nội dung tư vấn về Động tác quay bên phải, bên trái trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng!

    103