15:10 - 28/09/2024

Đối tượng được bảo lưu hệ số lương cũ khi tuyển dụng

Em tai tôi làm việc tại một công ty nhà nước đã 15 năm. Sau khi công ty này cổ phần hoá, em trai tôi đã xin thôi việc và chấm dứt hợp đồng. Em trai tôi đã nhận được trợ cấp và được giữ nguyên thời gian đóng BHXH đến khi được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước. Nay, em trai tôi đã được cơ quan mới tiếp nhận nhưng lại xếp lương khởi điểm. Như vậy có đúng không, trường hợp nào thì được bảo lưu hệ số lương cũ khi tuyển dụng?

Nội dung chính

    Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 11, Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/1010 của Bộ Nội vụ thì trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống đối với người đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được quy định như sau: “Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước”. Đối tượng được bảo lưu hệ số lương Căn cứ tại điểm 9 và điểm 10,Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ có quy định cách chuyển xếp lương cho người làm việc trong công ty nhà nước được tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, luân chuyển (gọi tắt là chuyển công tác) vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau: - Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ (kể cả trưởng phòng, phó trưởng phòng) và nhân viên thừa hành, phục vụ trong công ty nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan nhà nước thì căn cứ vào hệ số lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm (ngạch lương tương đương hoặc thấp hơn so với ngạch cũ đã xếp trong công ty nhà nước). - Các đối tượng đang xếp lương theo các thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, trường hợp trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có các loại hình lao động đặc thù như trong công ty Nhà nước (không thay đổi nghề công nhân, nhân viên), thì Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định tiếp tục cho hưởng lương theo các thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên đang hưởng đối với các trường hợp này (vẫn xếp lương và nâng bậc lương như công nhân, nhân viên trong công ty Nhà nước). Trường hợp ông Đặng Văn Thúy, mặc dù trước đây ông có thời gian làm việc tại công ty nhà nước, nhưng sau khi công ty này cổ phần hóa, ông trở thành người lao động làm việc tại công ty cổ phần. Ông Thúy đã xin thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cổ phần. Do đó, khi được tuyển dụng vào làm việc cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước ông Thúy không phải là người đang làm việc trong công ty nhà nước, cũng không phải là người được tiếp nhận, điều động, luân chuyển từ công ty nhà nước sang cơ quan nhà nước, đơn vị sự nhiệp của nhà nước. Vì vậy, ôngkhông thuộc đối tượng áp dụng theo quy định nêu trên. Việc cơ quan mới xếp lương bậc khởi điểm phù hợp ngạch lương của vị trí tuyển dụng là có cơ sở. Tuy nhiên, ông Thúy có thể làm đơn gửi người đứng đầu cơ quan mới, trình bày thời gian công tác, hệ số lương đã hưởng, giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty nhà nước trước đây; trình độđào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của ông… và đề xuất nguyện vọng với cơ quan mới xem xét, vận dụng linh hoạt để điều chỉnh xếp lại bậc lương cho ông theo hướng có lợi hơn bậc lương đã xếp hiện nay.

    38