10:38 - 30/09/2024

Điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có áp dụng không?

Hiện đơn vị đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Vậy trường hợp này có áp dụng điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm hay không?

Nội dung chính

    Điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có áp dụng không?

    Khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước ngày Luật này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cá nhân, tổ chức không được tiếp tục cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.

    Như vậy, kể từ ngày 01/11/2019 đế này 1/11/2020 các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước đó phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.

    Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (Điều 93b):

    1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
    2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;
    b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

    Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

    Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.

    2