Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật lớp 5 như thế nào?
Nội dung chính
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật lớp 5 như thế nào?
Công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là một trong những bài học có trong môn toán lớp 5.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của tất cả các mặt bên của hình hộp chữ nhật đó. Nghĩa là, chúng ta sẽ tính diện tích của bốn mặt xung quanh (không tính hai mặt đáy).
Cụ thể diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật lớp 5 tính như sau:
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Diện tích xung quanh = Chu vi đáy x Chiều cao |
*Ví dụ:
Nếu một hình hộp chữ nhật có chiều dài là 8cm, chiều rộng là 5cm và chiều cao là 3cm, thì:
Chu vi đáy: (8 + 5) x 2 = 26cm
Diện tích xung quanh: 26cm x 3cm = 78cm²
*Bài tập vận dụng:
Một bể cá hình hộp chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm và chiều cao 40cm. Tính diện tích kính cần dùng để làm bể cá đó (không tính nắp).
Giải:
Chu vi đáy bể cá: (80 + 50) x 2 = 260cm
Diện tích xung quanh bể cá: 260cm x 40cm = 10400cm²
Diện tích một mặt đáy: 80cm x 50cm = 4000cm²
Diện tích kính cần dùng: 10400cm² + 4000cm² = 14400cm²
Đáp số: 14400cm²
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
>>> Xem thêm Soạn bài khái quát về tế bào Sinh học 10 Cánh Diều?
>>> Xem thêm Soạn bài sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập 1?
>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật lớp 5 như thế nào? (Hình từ Internet)
Môn Toán lớp 5 cho các em học sinh nhằm mục tiêu gì?
Căn cứ theo Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT dạy học môn Toán lớp 5 có đặc điểm như sau:
- Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
+ Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.
Chuyên đề học tập môn toán lớp 5 nhằm mục đích ra sao?
Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì chuyên đề học tập môn toán lớp 5 như sau:
Trong mỗi lớp ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh (đặc biệt là những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ) được chọn học một số chuyên đề học tập.
Các chuyên đề này nhằm:
- Cung cấp thêm một số kiến thức và kĩ năng toán học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu (ví dụ: phương pháp quy nạp toán học; hệ phương trình bậc nhất ba ẩn; biến ngẫu nhiên rời rạc và các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc; phép biến hình phẳng; vẽ kĩ thuật; một số yếu tố của lí thuyết đồ thị); tạo cơ hội cho học sinh vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM (ví dụ: các kiến thức về hệ phương trình bậc nhất cho phép giải quyết một số bài toán vật lí về tính toán điện trở, tính cường độ dòng điện trong dòng điện không đổi,...; cân bằng phản ứng trong một số bài toán hoá học,...; một số bài toán sinh học về nguyên phân, giảm phân,...; kiến thức về đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu về khoảng cách, thời gian, kinh tế;...).
- Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn; có những hiểu biết về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông.
- Tạo cơ hội cho học sinh nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán; phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời.
>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?
>>> Xem thêm Hướng dẫn học bài luyện từ và câu (Đại từ) Tiếng Việt lớp 5?
>>> Xem thêm Văn tả cô giáo lớp 5 ngắn gọn năm học 2024-2025?