Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ được thực hiện ra sao?
Nội dung chính
Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ như thế nào?
Tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ như sau:
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm đề xuất số lượng, cơ cấu Đoàn thanh tra, dự kiến Trưởng Đoàn thanh tra, Phó trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Cơ cấu Đoàn thanh tra có sự tham gia của đơn vị tham mưu, Tổng hợp, đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ:
+ Đoàn thanh tra từ 05 đến 15 người thì bố trí từ 01 đến 02 công chức, viên chức;
+ Đoàn Thanh tra từ 16 người trở lên thì bố trí không quá 03 công chức, viên chức;
+ Trường hợp Đoàn thanh tra không thể bố trí nhân sự quy định tại điểm a, điểm b Điều này thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì dự kiến Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, trao đổi thống nhất với Vụ Tổ chức cán bộ, ý kiến Thủ trưởng đơn vị có cử người tham gia Đoàn thanh tra và báo cáo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Trường hợp cuộc thanh tra cần trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan liên quan ngoài Thanh tra Chính phủ tham gia Đoàn thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ để có văn bản đề nghị cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.
Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ như thế nào? (Hình Internet)
Các trường hợp không được dự kiến làm Trưởng Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ?
Tại Khoản 1 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về các trường hợp không được dự kiến làm Trưởng Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ như sau:
Ngoài các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP thì không bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
- Đối với người không được dự kiến làm Trưởng Đoàn thanh tra:
+ Còn thời gian công tác ít nhất 12 tháng cho đến đủ tháng nghỉ chế độ kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra;
+ Có vi phạm theo quy định điểm b khoản 1 Điều 20 của Quy chế này;
+ Không chấp hành chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Các trường hợp không được dự kiến làm Phó trưởng Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ?
Tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theoQuyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về các trường hợp không được dự kiến làm Phó trưởng Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ như sau:
- Đối với người không được dự kiến làm Phó trưởng đoàn thanh tra:
+ Còn thời gian công tác ít nhất 09 tháng cho đến đủ tháng nghỉ chế độ kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra;
+ Có vi phạm theo quy định điểm b khoản 2 Điều 20 của Quy chế này;
+ Không chấp hành chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Đối với người không được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra:
+ Còn thời gian công tác ít nhất 06 tháng cho đến đủ tháng nghỉ chế độ kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra;
+ Có vi phạm theo quy định điểm b khoản 2 Điều 20 của Quy chế này;
+ Không chấp hành chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Đối với người thuộc các đơn vị tham mưu, tổng hợp, đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ không được tham gia Đoàn thanh tra ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, còn phải thực hiện theo quy định:
+ Đã tham gia 01 cuộc thanh tra trong năm;
+ Có dưới 03 năm công tác tại Thanh tra Chính phủ;
+ Đang tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng hệ tập trung, hệ không tập trung có thời gian học trên 03 tháng trong một năm hoặc thời gian đào tạo, bồi dưỡng trùng với thời gian thanh tra.