08:45 - 19/12/2024

Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?

Học sinh tham khảo đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?

Nội dung chính


    Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án?

    Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất.

    Học sinh có thể tham khảo đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án dưới đây:

    ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    (Thời gian: 45 phút)

    ĐỀ 01

    I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng:

    Câu 1 (0.25 điểm): Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

    (1) Đề xuất vấn đề cần tìm

    (2) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

    (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán

    (4) Đưa ra dự đoán khoa học đề giải quyết vấn đề

    (5) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán

    Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

    A. 1 – 2 – 3 – 4 - 5 B. 5 – 4 – 3 – 2 - 1

    C. 4 – 1 – 3 – 5 - 2 D. 1 – 4 – 3 – 5 - 2

    Câu 2 (0.25 điểm): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

    A. Kĩ năng hợp tác B. Kĩ năng quan sát

    C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng đo đạc

    Câu 3 (0.25 điểm): Nitơ (Nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?

    A. 7 B. 2, 5 C. 2, 2, 3 D. 2, 4, 1

    Câu 4 (0.25 điểm): Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số neutron của X lần lượt là

    A. 18 và 17 B. 19 và 16

    C. 16 và 19 D. 17 và 18

    Câu 5 (0.25 điểm): Ý nghĩa vật lí của tốc độ là gì?

    A. Là đại lượng cho biết cho hướng chuyển động của vật

    B. Là đại lượng cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào

    C. Là đại lượng cho biết sự nhanh – chậm của chuyển động

    D. Là đại lượng cho biết nguyên nhân chuyển động của vật

    Câu 6 (0.25 điểm): Một người đi quãng đường từ nhà đến trường với vận tốc 12 km/h trong thời gian 15 phút. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường bằng bao nhiêu?

    A. 180 m C. 3 km

    B. 180 km D. 3 m

    Câu 7 (0.25 điểm): Quá trình hô hấp có ý nghĩa:

    A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển

    B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

    C. Chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng

    D. Làm sạch môi trường

    Câu 8 (0.25 điểm): Nhóm cây ưa bóng gồm:

    A. Cây ngô, cây lúa, cây bàng, cây phượng.

    B. Cây lúa, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây bàng.

    C. Cây bàng, cây cam, cây lúa, cây rau ngót.

    D. Cây lan ý, cây lá lốt, cây lưỡi hổ, cây gừng.

    Câu 9 (0.25 điểm): Sản phẩm của quang hợp là:

    A. Nước, khí carbon dioxide. B. Glucose, khí carbon dioxide.

    C. Khí oxygen, glucose. D. Glucose, nước.

    Câu 10 (0.25 điểm): Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao?

    A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

    B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

    C. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

    D. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

    Câu 11 (0.25 điểm): Hành động không đúng khi bảo vệ cây xanh tại trường em:

    A. Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây, bắt sâu cho cây…

    B. Tuyên truyền để các bạn học sinh cùng chung tay bảo vệ cây xanh.

    C. Ngắt lá, bẻ cành, giẫm lên cỏ.

    D. Tạo điều kiện cung cấp đủ ánh sáng, tưới nước, bón phân hợp lí cho cây.

    Câu 12 (0.25 điểm): Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

    A. Phân giải protein trong tế bào.

    B. Bài tiết mồ hôi.

    C. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật

    D. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

    Câu 13 (0.25 điểm): Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là:

    A. Thân cây. B. Lá cây. C. Rễ cây. D. Hoa.

    Tải về để xem trọn bộ 03 đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án

    Lưu ý: Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 chỉ mang tính tham khảo

    Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?

    Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào? (Hình từ Internet)

    Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng kì như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng kì như sau:

    Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTB(mhk) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng kì, ĐTB(mcn) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, cụ thể:

    - Mức Tốt:

    + Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

    + Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) đạt từ 8,0 điểm trở lên.

    - Mức Khá:

    + Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

    + Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) đạt từ 6,5 điểm trở lên.

    - Mức Đạt:

    + Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

    + Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTB(mhk), ĐTB(mcn) dưới 3,5 điểm.

    - Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

    Điều kiện để học sinh lớp 7 được lên lớp là gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì điều kiện để học sinh lớp 7 được lên lớp là:

    - Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

    26