Đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần hồ sơ bao gồm?
Nội dung chính
Đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần hồ sơ bao gồm?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Ngọc Minh. Tôi đang điều hành một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Công ty tôi đã được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ nhưng sắp hết hạn. Tôi đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bao gồm các loại giấy tờ nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại công cụ hỗ trợ;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ mà hết hạn thì được cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ mới.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu được cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra thực tế, cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trên đây là nội dung tư vấn về hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ là bao lâu?
Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Thảo. Tôi vừa được cấp phép thành lập một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Công ty tôi đã được cấp phép trang bị công cụ hỗ trợ. Tôi đang đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ là bao lâu? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ được cấp đối với các loại loại công cụ hỗ trợ không phải là các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra thực tế, cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ; bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ đối với công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng do tổ chức nào thực hiện?
Hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí do tổ chức, doanh nghiệp nào thực hiện? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Quang Sơn, tôi đang là sinh viên. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh vũ khí để phục vụ nhu cầu học tập và làm đề tài nghiên cứu khoa học. Cho tôi hỏi, các tổ chức, doanh nghiệp nào được tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh vũ khí? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mới được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng.
Các tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng;
- Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý, kỹ thuật an toàn do người chỉ huy trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người có đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ;
- Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cơ sở nghiên cứu, sản xuất, hệ thống kho, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển và định kỳ tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Kho chứa vật liệu nổ quân dụng phải thiết kế, xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn về các tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!