11:16 - 08/01/2025

Đáp án tuần 3 cuộc thi quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?

Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng truyền thống ra sao? Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan là một trong những nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật?

Nội dung chính


    Đáp án tuần 3 cuộc thi quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?

    Căn cứ Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định chức vụ của sĩ quan như sau:

    Chức vụ của sĩ quan
    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
    a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    [...]

    Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; tổ chức, chỉ đạo sự phát triển của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ, đồng thời chỉ huy các hoạt động quân sự.

    Bộ Tổng Tham mưu có Tổng Tham mưu trưởng, các Phó Tổng Tham mưu trưởng và các cục chức năng chịu trách nhiệm về tác chiến, huấn luyện chiến đấu, quân lực,... Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người thay thế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành các hoạt động của Bộ Quốc phòng khi Bộ trưởng vắng mặt.

    Tổng Tham mưu trưởng là một trong các chức vụ cơ bản của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như sau:

    “TRUNG THÀNH, MƯU LƯỢC, TẬN TỤY, SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT, HIỆP ĐỒNG, QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG”

    Đáp án tuần 3 cuộc thi quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?

    Đáp án tuần 3 cuộc thi quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? (Hình từ Internet)

    Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan là một trong những nguyên tắc của phổ biến giáo dục pháp luật?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

    Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật
    1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
    2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
    3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
    4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
    5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

    Như vậy, thông qua quy định trên thì phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tổ chức, gia đình và xã hội. là một trong những nguyên tắc của phổ biến giáo dục pháp luật.

    Quy định về quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật?

    Căn cứ theo Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

    Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

    [1] Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

    - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

    - Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

    [2] Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

    c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

    Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

    [2] Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

    - Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;

    - Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

    - Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

    7
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ