14:47 - 09/11/2024

Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?

Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm? Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm quản lý có nghĩa vụ gì?

Nội dung chính

    Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?

    Ngày 24/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm.

    Thông tư 10/2024/TT-BTP áp dụng đối với viên chức thực hiện công việc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, đăng ký tài sản, giao dịch khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là đăng ký biện pháp bảo đảm) tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm Đăng ký); cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Tại Điều 2 Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

    - Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 - Mã số: V.00.01.03

    - Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 - Mã số: V.00.01.02

    - Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 - Mã số: V.00.01.01

    Thông tư 10/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 08/11/2024

    Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?

    Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm? (Hình từ Internet)

    Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

    - Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan; tôn trọng, không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.

    - Có tinh thần hợp tác, tạo thuận lợi cho đồng nghiệp, cá nhân khác hoặc tổ chức khác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.

    - Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường công tác và môi trường cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.

    - Tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.

    Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm quản lý có nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Điều 18 Luật Viên chức 2010 quy định nghĩa vụ của viên chức quản lý:

    Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
    Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:
    1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
    2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
    3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
    [...]

    Như vậy, viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm quản lý có nghĩa vụ sau:

    - Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

    - Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

    - Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

    - Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

    - Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

    - Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

    - Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

    - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

    - Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

    + Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

    + Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

    + Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

    + Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

    - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

    - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

    - Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

    - Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

    - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

    - Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

    5