17:25 - 14/11/2024

Công ty luật nước ngoài phải đặt tên thế nào để đúng quy định? Giấy tờ đề nghị thành lập có buộc bằng tiếng Việt không?

Công ty luật nước ngoài phải đặt tên như thế nào để đúng quy định? Giấy tờ đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có buộc bằng tiếng Việt? Xin hỏi công ty luật 100% nước ngoài cần phải đặt tên như thế nào?

Nội dung chính

    Công ty luật nước ngoài phải đặt tên như thế nào để đúng quy định?

    Căn cứ Điều 26 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

    1. Tên gọi của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Chi nhánh", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được phép đặt chi nhánh.

    2. Tên gọi của công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn" và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

    3. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn".

    4. Tên gọi của công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật hợp danh".

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì tổ chức luật nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam khi đặt tên phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn" (công ty luật 100% vốn nước ngoài).

    Giấy tờ đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có buộc bằng tiếng Việt?

    Bên cạnh đó, tại Điều 29 Nghị định này quy định về ngôn ngữ sử dụng và hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

    1. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    2. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Theo đó, để thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thì các giấy tờ kèm theo phải được làm bằng tiếng Việt hoặc phải được dịch ra tiếng Việt, công chứng, chứng thực và phải hợp pháp hóa lãnh sư.

    Trân trọng! 

    9