Có được nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông?
Nội dung chính
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP quy định:
Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
- Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, người vi phạm giao thông có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình. Việc ủy quyền cần được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định. Văn bản ủy quyền cần ghi rõ thông tin các bên cũng như nội dung cụ thể việc ủy quyền.
Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, cá nhân chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông;
- Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD của người vi phạm;
- Bản chính CMND/CCCD của người được ủy quyền.
Trân trọng!