Chỉ tiêu thống kê kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chủ động thi hành án được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Chỉ tiêu thống kê kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chủ động thi hành án được quy định như thế nào?
Chỉ tiêu thống kê kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chủ động thi hành án được quy định tại Tiểu mục 1902 Mục 19 Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BTP như sau:
Khái niệm, phương pháp tính
- Khái niệm
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả công việc của cơ quan THADS trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với các việc chủ động thi hành án dân sự trong kỳ thống kê, bao gồm số lượng quyết định thi hành án đối với phần bản án, quyết định sau đây:
+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
(Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự).
- Phương pháp tính
Công thức tính tỷ lệ phần trăm (%) việc thi hành án xong: Theo công thức nêu tại chỉ tiêu số 1901.
Phân tổ chủ yếu
- Tình trạng việc thụ lý (việc năm trước chuyển sang, thụ lý mới);
- Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có điều kiện thi hành, chưa có điều kiện thi hành);
- Loại bản án, quyết định (dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, trọng tài, khác);
- Tỷ lệ phần trăm (%) việc thi hành án xong.
Kỳ công bố: Năm.
Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự;
Phối hợp: Cục Kế hoạch - Tài chính.