Cách viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Nội dung viết chiếm bao nhiêu thời lượng môn Ngữ văn lớp 9?
Nội dung chính
Cách viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống?
Văn nghị luận là một thể loại văn bản mà người viết đưa ra lập luận, phân tích và chứng minh các quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Để viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống học sinh có thể chú ý những yếu tố như sau:
- Đặt vấn đề: Giới thiệu ngắn gọn về hiện tượng đời sống muốn nghị luận. Nêu lên sự phổ biến và tính thời sự của hiện tượng đó trong xã hội.
- Đưa ra nhận định chung: Nhận định sơ bộ về tầm quan trọng, ảnh hưởng hoặc tác động của hiện tượng đối với cuộc sống con người.
- Giới thiệu mục đích bài viết: Trình bày mục đích của bài viết, sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cho hiện tượng được đề cập.
Tham khảo một số mẫu viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống dưới đây:
Mẫu 1: Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý và lối sống của nhiều người. Trước thực trạng này, việc nhận định, phân tích và tìm ra giải pháp cho hiện tượng sống ảo là điều vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội văn minh và lành mạnh. Mẫu 2: Trong nhịp sống hiện đại, hiện tượng học sinh học tập dưới áp lực ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý từ phía xã hội. Sự cạnh tranh khốc liệt trong giáo dục và kỳ vọng cao từ gia đình đã tạo ra một môi trường học tập đầy căng thẳng cho con em mình. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của học sinh mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, việc nhận định, phân tích và đưa ra giải pháp cho hiện tượng này là rất cần thiết để tạo điều kiện học tập lành mạnh và hiệu quả cho học sinh. Mẫu 3: Hiện nay, hiện tượng thất nghiệp trong giới trẻ đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nhiều người trẻ, dù có trình độ học vấn cao, vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Trước tình hình này, việc nhận thức, phân tích và tìm ra giải pháp cho hiện tượng thất nghiệp trong giới trẻ là vô cùng cấp bách và quan trọng, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. |
Lưu ý: Nội dung cách viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống chỉ mang tính chất tham khảo!
Cách viết mở bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Nội dung viết chiếm bao nhiêu thời lượng môn Ngữ văn lớp 9? (Hình từ Internet)
Nội dung viết chiếm bao nhiêu thời lượng môn Ngữ văn lớp 9?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:
- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).
- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp | Đọc | Viết | Nói và nghe | Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Như vậy, nội dung viết chiếm khoảng 22% thời lượng của toàn bộ môn Ngữ văn lớp 9 trong một năm học.
Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn lớp 9?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp này hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương, sao cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
Mức độ | Động từ mô tả mức độ |
Biết | đọc thuộc lòng (bài thơ, đoạn văn,...); kể lại (câu chuyện đã đọc, sự việc đã chứng kiến,...); nhận biết (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; tính toàn vẹn, chỉnh thể của văn bản; lí lẽ, bằng chứng, thông tin; biện pháp tu từ;...) |
Hiểu | nhận biết, phân tích (chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;...); hiểu, xác định (đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo,...); phân tích (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại;...); hiểu (chủ đề, thông tin cơ bản,...); giải thích (tác dụng của biện pháp tu từ,...); tóm tắt (các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,...); nhận xét, đánh giá (nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;...) |
Vận dụng | vận dụng (kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,...); so sánh (nhân vật, văn bản,...); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,...); viết (đoạn văn, văn bản,...); thuyết trình, trình bày (vấn đề, ý kiến, bài giới thiệu, báo cáo nghiên cứu,...) |