14:19 - 12/11/2024

Cách tính lãi suất và việc thu hồi nợ của ngân hàng?

Hôm trước có 1 nhân viên ngân hàng đến nhà và nói rằng trước đây mẹ của tôi có đứng vay ngân hàng 3 triệu đồng, đã trả gốc, nhưng nay trong hồ sơ ngân hàng còn lưu là nợ lãi 10 triệu đồng đồng và 1.000 đồng tiền gốc và yêu cầu gia đình chỉ cần thanh toán 2 triệu đồng đồng thì sẽ được xóa hồ sơ và coi như không nợ gì ngân hàng. Do vậy, mẹ tôi có 600 nghìn và đã đưa cho nhân viên nhưng không có hóa đơn gì. Và yêu cầu nộp nốt 1.400.000 đồng còn lại. Nếu đã trả gốc mà còn nợ lãi thì phần lãi được tính như thế nào mà lại có thể cao như vậy, trong khi một thời gian dài hàng chục năm sao ngân hàng không thông báo mà đến giờ mới thông báo và yêu cầu như vậy. Vậy có đúng và hợp lý hay không?

Nội dung chính

    Cách tính lãi suất và việc thu hồi nợ của ngân hàng?

    Lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. 

    Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2014/TT-NHNN như sau:

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7%/năm.

    2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 8%/năm."

    Như vậy, trong trường hợp mẹ bạn vay rại ngân hàng thương mại, mức lãi suất áp dụng tối đa là 7%/năm. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận về việc tỉ lệ lãi suất thấp hơn mức tối đa mà NHNN quy định. Vì bạn không cung cấp rõ thông tin về việc trả nợ của mẹ bạn, đã trả đủ lãi chưa, khoản nợ quá hạn, thời gian vay, lãi suất theo hợp đồng vay,..cho nên chúng tôi không có đủ căn cứ để tính số tiền lãi cụ thể cho bạn.

    Về vấn đề thu hồi nợ của Ngân hàng, Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng quy định:

    1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.

    2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

    4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.".

    Theo quy định trên, ngân hàng có quyền xử lý nợ khi mẹ của bạn không trả được nợ đến hạn, việc cơ cấu thời hạn trả nợ được thực hiện theo các quy định của NHNN. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sau này sửa đổi tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN, đối với khoản nợ của mẹ bạn là một khoản nợ có thời gian đã hàng chục năm, do đó thuộc loại nợ mất vốn (phân loại nợ nhóm 5) (khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN), là Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Do đó, rất có thể khoản nợ của mẹ bạn đã thuộc trường hợp được ngân hàng tiến hành xử lý rủi ro tức là được xem là không còn nợ với ngân hàng. Bạn nên liên hệ trực tiếp với phía ngân hàng để xác nhận việc ngân hàng đã xử lý khoản  nợ của mẹ bạn chưa, có cử người đến thu hồi nợ hay không. 

    Trân trọng!

    7