10:39 - 12/11/2024

Cách ghi định lượng của hàng hóa

Tôi hiện đang tìm hiểu về cách ghi nhãn hàng hóa. Cho tôi hỏi cách ghi định lượng của hàng hóa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Cách ghi định lượng của hàng hóa

    Cách ghi định lượng của hàng hóa được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, theo đó: 

    Cách ghi định lượng của hàng hóa:

    TT

    TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA

    CÁCH GHI

    1

    - Hàng hóa dạng rắn, khí.

    - Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng.

    - Hàng hóa là khí nén.

    - Khối lượng tịnh.

    - Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn.

    - Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực).

    2

    - Hàng hóa dạng nhão, keo sệt.

    - Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun.

    - Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực.

    - Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun.

    3

    - Hàng hóa dạng lỏng.

    - Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun.

    - Thể tích thực ở 20 °C.

    - Thể tích thực ở 20 °C gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

    4

    Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật:

    - Dạng viên;

    - Dạng bột;

    - Dạng lỏng;

    - Thuốc kích dục cho cá đẻ.

    - Số lượng viên, khối lượng 1 viên.

    - Khối lượng tịnh.

    - Thể tích thực.

    - Đơn vị Quốc tế UI hoặc IU.

    - Số bào tử.

    5

    Giống cây trồng: Hạt giống.

    - Khối lượng tịnh.

    6

    Giống thủy sản

    - Lượng tế bào;

    - Số con hoặc số cá thể;

    - Khối lượng tịnh.

    7

    Hàng hóa là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng.

    Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo.

    8

    Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm.

    Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm.

    9

    Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn.

    Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn.

    10

    Hàng hóa dạng sợi, dạng thanh.

    Tiết diện hoặc những thông số tương đương (những thông số có thể suy ra được tiết diện đó) và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh.

    - Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn.

    - Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh.

    - Nếu sợi, thanh có vỏ bọc.

    - Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc.

    11

    Đường ống.

    Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống.

    12

    Lưới tấm.

    Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh.

    13

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng.

    Kích thước của khối sản phẩm, hàng hóa đó.

    Trên đây là tư vấn về cách ghi định lượng của hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    5