10:46 - 01/10/2024

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào, và các quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ của họ trong quản lý nhà nước ra sao?

Nội dung chính

    Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đề cao trách nhiệm cá nhân, chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao, phân công, ủy quyền; trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của bộ, cơ quan; chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp và toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, được phân công, ủy quyền, được giao nhiệm vụ.

    - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó có các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; không được phép phát ngôn và làm trái với các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trường hợp có ý kiến khác với quyết định, kết luận, chỉ đạo của cấp trên thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và được bảo lưu ý kiến. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ và xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước trong trường hợp vi phạm quy định này.

    Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?

    Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào? (Hình từ internet)

    Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

    a) Trực tiếp, chủ động, tích cực giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan; phân công Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, ủy nhiệm một Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ điều hành, giải quyết công việc của bộ, cơ quan;

    b) Quyết định các công việc theo thẩm quyền và không trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác. Không chuyển công việc thuộc thẩm quyền sang bộ, cơ quan khác; không giải quyết công việc được xác định thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan khác;

    c) Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng nội dung phức tạp, có tính liên ngành, còn ý kiến khác nhau, đã phối hợp xử lý nhưng không thống nhất thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ trì phải trực tiếp làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan để xem xét, quyết định;

    d) Đối với những đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan về những nội dung chủ yếu của đề án thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ trì phải trực tiếp làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có ý kiến khác và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan để trao đổi, thống nhất trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    đ) Đồng thời với việc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản, đề án, báo cáo để trình cấp có thẩm quyền thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ trì phải chủ động phối hợp, làm việc tích cực, hiệu quả với các cơ quan liên quan về nội dung văn bản, đề án, báo cáo đó và những vấn đề liên quan để nâng cao chất lượng, kịp tiến độ và tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thẩm định, ban hành, phê duyệt;

    e) Trả lời đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    g) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công;

    h) Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao theo phạm vi lãnh thổ và quy định của pháp luật; đồng thời phải phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát;

    i) Các cách thức khác theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

    Trên đây là tư vấn về cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

    45
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ