Bị phong tỏa tài sản khi sang tên quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Bị phong tỏa tài sản khi sang tên quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181 ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định hiệu lực Hợp đồng về chuyển quyền quyền sử dụng đất như sau:
“4. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.”
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dung đất của gia đình bạn chưa làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Phòng Tài nguyên môi trường của huyện D) do vậy hợp đồng chưa có hiệu hiệu lực pháp luật, tài sản vẫn đứng tên người chuyển nhượng.
Điều 69 quy định về Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản như sau:
“Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định việc Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản như sau:
“Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Đối với tài sản được đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng sau thời điểm này thì Chấp hành viên có quyền xử lý để thi hành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn các bên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Theo các quy định trên, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện D áp dụng biện pháp bảo đảm để ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án là đúng quy định của pháp luật (không phải là biện pháp phong tỏa như bạn hỏi).
Gia định bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có tài sản để được giải quyết tài sản đang tranh chấp, bảo đảm quyền