09:07 - 11/11/2024

Bao nhiêu đại biểu chính thức được tham gia đại hội công đoàn?

Cho tôi hỏi có bao nhiêu đại biểu chính thức được tham gia đại hội công đoàn?

Nội dung chính

    Bao nhiêu đại biểu chính thức được tham gia đại hội công đoàn?

    Căn cứ Tiểu mục 6.5 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn như sau:

    (1) Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

    - Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu;

    - Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu. (Trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên)

    (2) Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

    - Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu.

    - Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.

    (3) Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương

    - Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.

    - Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.

    - Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.

    - Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.

    (4) Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

    - Không quá 300 đại biểu.

    Lưu ý:

    - Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

    - Không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng quy định. (Trừ đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn)

    - Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng không được vượt quá 10%.

    Bao nhiêu đại biểu chính thức được tham gia đại hội công đoàn? (Hình từ Internet)

    Quy trình tổ chức đại hội công đoàn các cấp được tiến hành như thế nào?

    Căn cứ Tiểu mục 6.7 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định quy trình tổ chức đại hội công đoàn các cấp được tiến hành như sau:

    Bước 1: Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)

    Bước 2: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.

    Bước 3: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.

    Bước 4: Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.

    Bước 5: Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

    Bước 6: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.

    Bước 7: Thảo luận các văn kiện của đại hội.

    Bước 8: Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.

    Bước 9:Tổ chức bầu cử theo quy định.

    Bước 10: Thông qua nghị quyết đại hội.

    Bước 11: Diễn văn bế mạc

    Bước 12: Chào cờ.

    Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định ban chấp hành công đoàn các cấp:

    Ban chấp hành công đoàn các cấp

    ...

    7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp

    a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.

    b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

    c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.

    d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

    ...

    Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

    - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.

    - Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

    - Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.

    - Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

    - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.

    - Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.

    - Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động;

    - Hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng;

    - Ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể,

    - Thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.

    - Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.

    - Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.

    Trân trọng

    126
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ