10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ hay nhất? Môn ngữ văn lớp 7 học bao nhiêu tiết?
Nội dung chính
10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ hay nhất?
Viết đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ là một trong các nội dung phải có đối với phần thực hành viết môn ngữ văn lớp 7 chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ Mẫu thơ 4 chữ: Xuân về đất mới Mùa xuân lại đến Hoa mai lại vàng Trẻ con nô nức Vui vầy suốt hôm Mẹ hiền yêu dấu Mẹ ơi! Mẹ hiền Con yêu mẹ lắm Mẹ hiền dấu yêu Chúc sao cho mẹ Sống lâu suốt đời Đất nước Việt Nam Việt Nam tươi đẹp Non sông một dãi Anh hùng thiếu chi Bao năm kháng chiến Ấy năm trường kỳ Mùa thu vàng lá Thu sang lá vàng Gió heo may se lạnh Trời xanh cao vời Cánh diều bay lượn Đêm trăng thanh bình Trăng tròn sáng tỏ Sao lấp lánh trời Gió mát dịu dàng Đêm yên tĩnh Cô giáo tôi Cô giáo hiền từ Dạy con chữ nghĩa Như mẹ hiền hậu Cho con kiến thức Bạn bè thân yêu Bạn bè thân thiết Cùng học cùng chơi Chia sẻ vui buồn Kết nối yêu thương Mùa hè rực rỡ Mùa hè đến rồi Nắng vàng rực rỡ Biển xanh cát trắng Con đi tắm biển Đất nước tươi đẹp Việt Nam tươi đẹp Non sông ngàn đời Người Việt anh hùng Dựng xây đất nước Tình yêu quê hương Quê hương tôi đẹp Cánh đồng lúa chín Con sông quê hương Nước trong veo mát Mẫu thơ 5 chữ: Lộc Xuân Xuân về trên lối nhỏ Cho chồi non thêm lộc Cho gió nhẹ thổi đến Làm ấm áp lòng ta. Mùa Xuân Tươi Đẹp Cành đào hồng trước ngõ Ong bướm lượn vây quanh Gió xuân miên man đến Cho nắng mai ngập tràn. Tạm Xa Nhau Phượng hồng nở góc sân Chia tay mùa hạ buồn Tình yêu thời học trò, Xin nhớ mãi trong tim. |
*Lưu ý: Thông tin về thơ bốn chữ năm chữ chỉ mang tính chất tham khảo./.
10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ hay nhất? Môn ngữ văn lớp 7 học bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)
Môn ngữ văn lớp 7 học bao nhiêu tiết?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng chương trình môn ngữ văn như sau:
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | |||
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Như vậy, thời lượng Môn ngữ văn lớp 7 sẽ là 140 tiết, trong đó 63% là đọc, 22% là viết, nói và nghe là 10% và đánh giá định kỳ 5%.
Môn Ngữ văn lớp 7 có mấy điểm đánh giá thường xuyên?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
...
Như vậy, do Môn Ngữ văn lớp 7 có trên 70 tiết/năm học nên sẽ có 4 điểm đánh giá thường xuyên.
Lựa chọn truyện và tiểu thuyết trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 ra sao?
Căn cứ theo Mục IX Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT những tác phẩm nào có thể lựa chọn trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 gồm:
LỚP 6 VÀ LỚP 7
Truyện, tiểu thuyết
- Buổi học cuối cùng (A. Daudet)
- Búp sen xanh (Sơn Tùng)
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Cô bé bán diêm (H. Andersen)
- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)
- Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)
- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)
- Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)
- Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam)
- Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin)
- Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam)
- Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam)
- ...
Thơ, ca dao, tục ngữ
- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình
- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Dặn con (Trần Nhuận Minh)
- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Mây và sóng (R. Tagore)
- Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)
- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)
- Tục ngữ Việt Nam
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- ...
Kí, tản văn
- Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
- Cõi lá (Đỗ Phấn)
- Cô Tô (Nguyễn Tuân)
- Lòng yêu nước (I. Ehrenburg)
- Một lít nước mắt (Kito Aya)
- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)
- Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)
- Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)
- Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)
- Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt)
- Trưa tha hương (Trần Cư)
- ...
Văn nghị luận
- Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm.
- Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- ...
Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh).
- Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh).
- Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử.