Vịnh Lan Hạ ở đâu? Hoạt động không thể bỏ qua tại vịnh Lan Hạ
Nội dung chính
Vịnh Lan Hạ ở đâu? Hoạt động không thể bỏ qua tại vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông của đảo Cát Bà và nối liền kề giữa đảo Cát Bà và kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long. Và nằm ngoài khơi thành phố biển Hải Phòng xinh đẹp, vịnh Lan Hạ có diện tích hơn 7000m2 với nhiều hòn đảo xanh nhấp nhô. Vẻ đẹp hoang sơ của bãi tắm chưa được khai thác và vịnh Lan Hạ vẫn thu hút rất nhiều tín đồ du lịch. Vịnh Lan Hạ thuộc huyện Cát Bà – Hải phòng.
Vịnh Lan Hạ là địa điểm hoàn hảo cho các hoạt động thể thao dưới nước như lặn với ống thở, chèo kayak và lặn với bình dưỡng khí.
Nơi có thể thử thách bản thân với môn thể thao mạo hiểm leo núi. Các công ty du thuyền cung cấp nhiều địa điểm để leo núi rải rác khắp vịnh Lan Hạ, mang tới cơ hội chiêm ngưỡng cảnh vịnh từ một góc nhìn rất khác. Dù hoạt động này có thể là một thử thách về thể chất, nó cũng đem lại cảm giác vô cùng tuyệt vời khi leo lên tới đỉnh núi.
Các hoạt động không thể bỏ qua ở vịnh Lan Hạ
- Leo núi: vịnh Lan Hạ là một trong số ít khu vực có địa chất phù hợp cho hoạt động leo núi. Các địa điểm lý tưởng là đảo Ba Trái Đào, thung lũng Liên Minh, đảo Tiên Ông... Môn thể thao mạo hiểm này đặc biệt hấp dẫn giới trẻ chinh phục những vách núi hiểm trở và đem lại cảm xúc mới mẻ.
- Đạp xe, đi bộ quanh làng chài Việt Hải: điểm tham quan nổi tiếng và mang đậm nét văn hóa nhất trên vịnh Lan Hạ.
- Chèo thuyền kayak: Đây là hoạt động phổ biến nhất trên vịnh. Với một chiếc thuyền kayak cho 2 người, du khách được nhìn cận cảnh vẻ đẹp của vịnh và tận hưởng sự riêng tư tuyệt đối.
Như vậy, vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông của đảo Cát Bà thuộc Hải Phòng.
Vịnh Lan Hạ ở đâu? Hoạt động không thể bỏ qua tại vịnh Lan Hạ? (Hình từ internet)
Khách du lịch có quyền và nghĩa vụ gì?
(1) Khách du lịch có quyền gì?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền của khách du lịch bao gồm:
(i) Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
(ii) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
(iii) Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(iv) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
(v) Khách du lịch được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
(vi) Khách du lịch có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
(vii) Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
(viii) Bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Khách du lịch có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của khách du lịch được quy định tại Điều 12 Luật Du lịch 2017 như sau:
(i) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; cói lối ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
(ii) Đảm bảo thực hiện đúng nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
(iii) Có nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(iv) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Đất thương mại dịch vụ tại Hải Phòng thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
5. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp là đất xây dựng các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; kể cả nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, công trình dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình hạ tầng và các công trình khác trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung;
b) Đất thương mại, dịch vụ là đất xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại; cơ sở lưu trú, dịch vụ cho người chơi gôn (trừ phần đường gôn của sân gôn, sân tập trong sân gôn và hệ thống cây xanh, mặt nước, cảnh quan, hạng mục công trình phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, kinh doanh sân gôn); trụ sở, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm gắn với cơ sở kinh doanh, dịch vụ;
[...]
Như vậy, đất thương mại dịch vụ tại Hải Phòng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Theo đó, đất thương mại dịch vụ là đất xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại;
Cơ sở lưu trú, dịch vụ cho người chơi gôn (trừ phần đường gôn của sân gôn, sân tập trong sân gôn và hệ thống cây xanh, mặt nước, cảnh quan, hạng mục công trình phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, kinh doanh sân gôn);
Trụ sở, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm gắn với cơ sở kinh doanh, dịch vụ.