Top 10 phường nhỏ nhất tại TP.HCM sau sáp nhập?
Nội dung chính
Top 10 phường nhỏ nhất tại TP.HCM sau sáp nhập?
Sáng ngày 18/4, tại kỳ họp thứ 22 HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thống nhất thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP.HCM từ 273 phường, xã, thị trấn còn 102 phường, xã và thống nhất tên gọi mới.
Qua thống kê, đã rút ra được danh sách dự kiến 10 phường nhỏ nhất tại TP.HCM như sau:
Đầu tiên là phường Hòa Bình, chỉ rộng 0,98 km2. Phường Hòa Bình được thành lập từ phường 5, 14 của quận 11.
Thứ 2 là phường Bàn Cờ, rộng 0.99 km2. Phường Bàn Cờ được thành lập từ sáp nhập 4 phường 1, 2, 3, 5 và 1 phần phường 4 của quận 3.
Thứ 3 là phường Bình Tây rộng 1,05 km2. Phường Bình Tây được thành lập từ phường 2 và phường 9 của quận 6.
Thứ 4 là phường Khánh Hội rộng 1,07 km2. Phường Khánh Hội được thành lập từ sáp nhập phường 8, phường 9 và một phần các phường 15, 2, 4 của quận 4.
Thứ 5 là phường Vĩnh Hội rộng 1,17 km2. Phường Vĩnh Hội được thành lập từ việc sáp nhập phường 1, phường 3 và một phần các phường 2, 4 của quận 4.
Thứ 6 là phường Cầu Kiệu rộng 1,23 km2. Trong đó, phường Cầu Kiệu được thành lập từ sáp nhập 3 phường 1, 2, 7 và một phần phường 15 của quận Phú Nhuận.
Thứ 7 là phường Tân Định rộng 1,23 km2 được thành lập từ sáp nhập phường Tân Định và một phần phường Đa Kao của quận 1.
Thứ 8 là phường Minh Phụng rộng 1,27 km2. Trong đó, phường Minh Phụng được thành lập từ sáp nhập từ 3 phường 1, 7, 16 của quận 11
Thứ 9 là phường Vườn Lài rộng 1,27 km2 được sáp nhập từ 5 phường 1, 2, 4, 9, 10 của quận 10.
Thứ 10 phường nhỏ nhất TP.HCM là phường Chợ Quán rộng 1,28 km2. Phường Chợ Quán được thành lập trên cơ sở sáp nhập các phường 1, 2, 4 của quận 5.
Lưu ý: Top 10 phưởng nhỏ nhất tại TP.HCM sau sáp nhập chỉ là dự kiến và chưa có văn bản chính thức
Top 10 phường nhỏ nhất tại TP.HCM sau sáp nhập? Bảng giá đất tại TP.HCM có thay đổi sau khi sáp nhập không? (Hình từ Internet)
Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp được quy đinh ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như sau:
(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 của Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 , Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 .
(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(4) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 này.
Bảng giá đất tại TP.HCM có thay đổi sau khi sáp nhập không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 159. Bảng giá đất
...
2. Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Có thể thấy bảng giá đất không phải là một con số ấn định cụ thề mà được xây dựng dựa theo khu vực và vị trí. Việc sáp nhập tỉnh thành sẽ làm thay đổi về bản đồ địa như sáp nhập tỉnh hoặc nâng cấp huyện lên thành phố làm giá trị bất động sản sẽ có chiều hướng tăng mạnh.
Như vậy, dự báo giá đất tại Ninh Thuận sau khi sáp nhập tỉnh thành sẽ có sự thay đổi về giá cả. Đây là thời điểm lý tưởng, một cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư đang cân nhắc muốn mua bất động sản tại đây sau khi sáp nhập tỉnh thành.