08:24 - 14/04/2025

Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 NQ TW không?

Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 NQ TW không? Dựa vào tiêu chí nào để đặt tên mới cho 34 tỉnh thành?

Nội dung chính

Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 NQ TW không?

Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - Hành chính ( Tỉnh Lỵ ) của 34 tỉnh thành mới sau nháp nhập tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

I. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế. 
3. Tỉnh Lai Châu. 
4. Tỉnh Điện Biên. 
5. Tỉnh Sơn La. 
6. Tỉnh Lạng Sơn. 

7. Tỉnh Quảng Ninh.

8. Tỉnh Thanh Hoá. 

9. Tỉnh Nghệ An. 
10. Tỉnh Hà Tĩnh. 
11. Tỉnh Cao Bằng. 
II. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất 
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay. 
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay, 
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. 
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay. 
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay. 
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay. 
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. 
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. 
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay. 
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. 
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. 
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. 
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. 

23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang

Theo quy định trên thì, hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. 

Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. (không bao gồm Nhơn Trạch)

Như vậy, Nhơn Trạch là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai do đó sau sáp nhập, Nhơn Trạch sẽ tiếp tục thuộc tỉnh Đồng Nai mới (bao gồm Đồng Nai và Bình Phước).

Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 NQ TW không?

Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 NQ TW không? (Hình từ Internet)

Dựa vào tiêu chí nào để đặt tên mới cho 34 tỉnh thành?

Căn cứ tại Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13quy định việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thành phải đảm bảo những tiêu chí như sau:

(1) Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

(2) Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

(3) Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính cấp tỉnh có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại (1) và (2).

(4) Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Ngoài ra, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp thì để phù hợp tình hình mới, khả năng quản lý hiện nay khi điều kiện hạ tầng giao thông, hạ tầng số được cải thiện mạnh mẽ, đồng thời tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương thì Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng... Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Như vậy, ngoài đảm bảo các tiêu chí thì việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Việc Đồng Nai sáp nhập Bình Phước có ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản tại Đồng Nai?

Việc sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước thành một đơn vị hành chính mới theo Nghị quyết 60-NQ/TW được kỳ vọng sẽ mở ra một chương phát triển mới về kinh tế – xã hội cho khu vực Đông Nam Bộ. Trong bối cảnh hiện nay, bất động sản Đồng Nai vốn đã sôi động nhiều năm qua lại tiếp tục đứng trước những cơ hội bứt phá lẫn thách thức tiềm ẩn

Đồng Nai vốn là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hạ tầng nhanh nhất khu vực phía Nam, với loạt dự án trọng điểm như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP.HCM… Việc sáp nhập với Bình Phước một tỉnh giàu tiềm năng về quỹ đất và công nghiệp không chỉ giúp mở rộng không gian phát triển mà còn tạo điều kiện để tái cấu trúc toàn bộ chiến lược quy hoạch liên vùng.

Việc sáp nhập giúp mở rộng diện tích tỉnh, nhiều chuyên gia đánh giá khu vực trung tâm hành chính mới – nhiều khả năng tiếp tục đặt tại Đồng Nai – sẽ trở thành tâm điểm đầu tư hạ tầng, dịch vụ và nhà ở. Đây chính là yếu tố tiên quyết thúc đẩy giá trị bất động sản khu vực tăng trưởng mạnh trong giai đoạn trung – dài hạn.

Với quy mô địa lý và dân số lớn hơn, đơn vị hành chính mới sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự chuyển động từ các doanh nghiệp đầu tư FDI, nhà phát triển bất động sản lớn như Novaland, Nam Long, Đất Xanh… chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh giữa Đồng Nai và Bình Phước như huyện Tân Phú, Định Quán, hay khu vực phía bắc của sân bay Long Thành.

Trong thực tế, nhiều khu đất vốn chưa được khai thác ở phía Đông Bắc Đồng Nai đang bắt đầu ghi nhận hoạt động mua gom âm thầm, đón đầu quy hoạch hành chính mới. Xu hướng phát triển đô thị vệ tinh, khu công nghiệp tích hợp nhà ở và dịch vụ cũng đang manh nha định hình, tạo ra nhu cầu thực về nhà ở và đất nền tại những khu vực trước đây chưa được chú ý.

Thị trường bất động sản Đồng Nai giai đoạn hậu sáp nhập đòi hỏi một chiến lược đầu tư bài bản, tập trung vào những yếu tố sau:

- Ưu tiên khu vực đã có quy hoạch rõ ràng, nằm trong hành lang phát triển hạ tầng trọng điểm như khu vực quanh sân bay Long Thành, tuyến cao tốc Bắc – Nam, Vành đai 4.

- Theo dõi sát tiến độ các chính sách điều chỉnh quy hoạch sau sáp nhập, tránh đầu tư vào khu vực chưa rõ định hướng sử dụng đất.

- Tránh đầu cơ theo tin đồn, thay vào đó nên phân tích kỹ yếu tố dân số, nhu cầu thực, và dòng tiền đổ vào khu vực đó.

Việc hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước không đơn thuần là câu chuyện địa giới hành chính mà là bước chuyển lớn về cấu trúc phát triển vùng. Với những nhà đầu tư đủ kiên nhẫn và tầm nhìn dài hạn, đây có thể là cơ hội tái định vị danh mục, đón đầu một chu kỳ tăng trưởng mới của bất động sản Đồng Nai. Nhưng nếu không cẩn trọng, cũng chính sự kiện này có thể biến một khoản đầu tư tiềm năng thành bẫy tài chính không mong muốn.

Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa
Nhơn Trạch Nhơn Trạch có sáp nhập TPHCM Đồng Nai sáp nhập Bình Phước Nghị quyết 60-NQ/TW Sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 Hợp nhất tỉnh 34 tỉnh thành Bất động sản tại Đồng Nai Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước Đồng Nai và Bình Phước Bình Phước Đồng Nai Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM
4050