15:51 - 23/05/2025

Làm sổ đỏ tại TPHCM cần chữ ký của những ai?

Làm sổ đỏ tại TPHCM cần chữ ký của những ai? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đăng ký đất đai tại TPHCM

Nội dung chính

Làm sổ đỏ tại TPHCM cần chữ ký của những ai?

(1) Đối với trường hợp làm sổ đỏ lần đầu

Tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ nộp khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với lần đầu đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư gồm có:

Đơn đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất điền theo Mẫu số 04/ĐK của Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 101/2024/NĐ-CP (cụ thể tại mục 1).

Như vậy, dựa vào mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK. Khi làm sổ đỏ tại TPHCM các đối tượng cần ký bao gồm người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.  

- Người sử dụng đất là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất và cần ký vào đơn đăng ký để xác nhận việc yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng cần ký vào đơn vì tài sản này sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận, và việc ký của chủ sở hữu đảm bảo quyền lợi của họ liên quan đến tài sản này. 

- Người quản lý đất, nếu có, cũng phải ký vào đơn để xác nhận vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý thửa đất đó.

>>> Tải về Mẫu đơn đăng ký đất đai tại TPHCM mới nhất 2025: TẠI ĐÂY

(2) Đối với trường hợp cấp lại sổ đỏ 

Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp gồm

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và Giấy chứng nhận đã cấp.

Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì trong Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP phải thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Theo quy định trên, thì đối với trường hợp cấp lại sổ thì cần chữ ký của những người sau:

- Chính người đứng tên trên sổ đỏ 

- Nếu sổ đỏ đứng tên hai người trở lên (đồng sở hữu): Tất cả các đồng sở hữu đều phải ký tên vào đơn đề nghị cấp lại (trừ khi có ủy quyền hợp lệ).

- Nếu là hộ gia đình thì đại diện hộ đứng tên (thường là chủ hộ) ký. Trong một số trường hợp cần chữ ký của các thành viên nếu có quyền sử dụng chung.

>>>> Tải về mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất: TẠI ĐÂY

Làm sổ đỏ tại TPHCM cần chữ ký của những ai? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đăng ký đất đai tại TPHCM

Các nội dung trong mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân mới nhất (Mẫu số 04/ĐK) sẽ được viết như sau:

(1) Cá nhân: Ghi họ và tên bằng chữ in hoa, năm sinh theo giấy tờ nhân thân; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch; Cộng đồng dân cư: Ghi tên của cộng đồng dân cư.

(2) Ghi số định danh cá nhân hoặc số, ngày cấp và nơi cấp hộ chiếu.

(3) Cá nhân: Ghi địa chỉ nơi đăng ký thường trú; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi địa chỉ đăng ký thường trú ở Việt Nam (nếu có); Cộng đồng dân cư: Ghi địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

(4) Ghi số hiệu của thửa đất và số tờ bản đồ địa chính hoặc ghi số hiệu thửa đất và số hiệu mảnh trích đo bản đồ địa chính (nếu có thông tin).

(5) Ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư....); số nhà, tên đường phố (nếu có), thôn, tổ dân phố, tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất.

(6) Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập, được làm tròn số đến một chữ số thập phân; Diện tích “Sử dụng chung” là phần diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất; Diện tích “Sử dụng riêng” là phần diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân, một cộng đồng dân cư).

(7) Ghi mục đích đang sử dụng chính của thửa đất. Từ thời điểm ghi ngày ... tháng ... năm..

(8) Ghi “đến ngày …/…/…” hoặc “Lâu dài” hoặc ghi bằng dấu “-/-“ nếu không xác định được thời hạn.

(9) Ghi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hoặc nhận chuyển quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn) hoặc nguồn gốc khác như do ông cha để lại, lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền, khai hoang...

(10) Ghi theo văn bản xác lập quyền được sử dụng.

(11) Ghi Nhà ở riêng lẻ/căn hộ chung cư/văn phòng/nhà xưởng...

(12) Ghi tên công trình hoặc tên tòa nhà; tên khu vực (xứ đọng, điểm dân cư,...); số nhà, tên đường phố (nếu có), thôn, tổ dân phố, tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất.

(13) Đối với nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng độc lập ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở, công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà ở, công trình được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

Đối với căn hộ chung cư, văn phòng, hạng mục công trình thuộc tòa nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp thì ghi diện tích sàn/diện tích sử dụng căn hộ chung cư, văn phòng, hạng mục công trình đó.

(14) Đối với nhà ở, công trình một tầng thì không ghi nội dung này. Đối với nhà ở, công trình nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

(15) Diện tích “Sở hữu chung” là phần diện tích thuộc quyền sở hữu của nhiều người; Diện tích “Sở hữu riêng" là phần diện tích thuộc quyền sở hữu của một người (một cá nhân, một cộng đồng dân cư).

(16) Ghi tự đầu tư xây dựng, mua, được tặng cho ...

(17) Ghi “đến ngày …/…/…” hoặc ghi bằng dấu “-/-” nếu không xác định được thời hạn.

Mức lệ phí làm sổ đỏ tại TPHCM năm 2025?

Quy định về lệ phí làm sổ đỏ tại TPHCM năm 2025 sẽ thực hiện theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND, cụ thể:

STT

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu hiện đang áp dụng và mức thu đề xuất

Cá nhân, hộ gia đình

Tổ chức

Quận

Huyện

Dưới 500m2

Từ 500m2 đến dưới 1.000m2

Trên 1.000m2

I

Cấp Giấy chứng nhận lần đầu

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

đồng /giấy

25.000

0

100.000

100.000

100.000

2

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

đồng /giấy

100.000

100.000

200.000

350.000

500.000

3

Cấp giấy chứng nhận chỉ có tài sản gắn liền với đất

đồng /giấy

100.000

100.000

200.000

350.000

500.000

II

Chứng nhận đăng ký thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận

1

Đăng ký thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất

đồng /lần

15.000

7.500

20.000

20.000

20.000

2

Đăng ký thay đổi có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, nhà xưởng, rừng, tài sản khác...)

đồng /lần

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

3

Đăng ký thay đổi chỉ có tài sản gắn liền với đất thì áp dụng mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận

đồng /lần

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

4

Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đồng /lần

20.000

10.000

20.000

20.000

20.000

5

Cấp lại giấy chứng nhận mà có đăng ký thay đổi tài sản trên đất

đồng /lần

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

>>> Xem thêm: Làm sổ đỏ tại TP Hồ Chí Minh hết bao nhiêu tiền?

 

Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa
Làm sổ đỏ tại TPHCM Làm sổ đỏ tại TPHCM cần chữ ký của những ai Sổ đỏ tại TPHCM Mẫu đơn đăng ký đất đai tại TPHCM Làm sổ đỏ tại TPHCM năm 2025
61