08:31 - 20/05/2025

File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng

File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng. Công chứng viên có hưởng chính sách về nhà ở xã hội tại Hà Nội không?

Mua bán nhà đất tại Hà Nội

Xem thêm nhà đất tại Hà Nội

Nội dung chính

    File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng

    Ngày15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng

    Cụ thể, tại Điều 9 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định về đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng như sau:

    (1) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Hội công chứng viên tại địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (sau đây gọi là Đề án), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc xây dựng Đề án phải lấy ý kiến của công chứng viên, viên chức khác, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại Phòng công chứng (nếu có).

    (2) Đề án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chứng;

    - Kết quả tổ chức, hoạt động trong 03 năm gần nhất của Phòng công chứng, bao gồm: Số tiền nộp ngân sách và nộp thuế; số lượng việc công chứng, chứng thực; các kết quả hoạt động khác của Phòng công chứng;

    - Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng phải thể hiện rõ quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyển giao cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng (kèm theo danh sách công chứng viên dự kiến nhận chuyển đổi Phòng công chứng) hoặc được đấu giá (nêu rõ giá khởi điểm dự kiến);

    - Dự kiến phương án giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức khác, người lao động của Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản, xử lý số dư bằng tiền của các quỹ mà Phòng công chứng đã trích lập theo quy định của pháp luật và các vấn đề khác của Phòng công chứng;

    - Số lượng và phân loại hồ sơ công chứng của Phòng công chứng;

    - Dự kiến các khoản chi phí để thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng; g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của Sở Tư pháp, các sở, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan.

    >>> Tải File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP: TẠI ĐÂY

    File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng

    File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng (Hình từ Internet)

    Từ 01/7/2025, sẽ có hình thức công chứng điện tử trực tuyến

    Căn cứ tại Điều 65 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:

    Điều 65. Quy trình, thủ tục, hồ sơ công chứng điện tử
    1. Việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến và được quy định như sau:
    a) Công chứng điện tử trực tiếp là việc người yêu cầu công chứng giao kết giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử;
    b) Công chứng điện tử trực tuyến là việc các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
    2. Thủ tục công chứng điện tử thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này.
    3. Chính phủ quy định chi tiết về quy trình, thủ tục công chứng điện tử; quy định về hồ sơ công chứng điện tử.

    Theo quy định Luật Công chứng 2024 sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025

    Như vậy,  từ 01/7/2025 trở đi sẽ có hình thức công chứng điện tử trực tuyến, các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên.

    Công chứng viên có được hưởng chính sách về nhà ở xã hội tại Hà Nội không?

    Theo Điều 2 Luật viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

    Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 19 Luật công chứng 2014, phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Vì thế, công chứng viên của Phòng công chứng và đã tham gia kỳ thi tuyển viên chức theo quy định thì được xem là viên chức. Và ngược lại nếu không tham gia kỳ thi tuyển viên chức thì không được xem là viên chức.

    Theo đó, căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023  quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

    Điều 76. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
    1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
    2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
    3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
    4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
    5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
    6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
    7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
    8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
    ...

    Như vậy, nếu công chứng viên thuộc đối tượng là viên chức thì sẽ được hưởng chính sách về nhà ở xã hội tại Hà Nội theo khoản 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023.

    Tuy nhiên, đối với công chứng viên của Văn phòng công chứng chưa được xem là viên chức cũng có thể là đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội nếu thuộc trường hợp những đối tượng khác được quy định tại Điều 76 Luật Nhà ở 2023.

    Nguyễn Thị Thương Huyền
    Từ khóa
    Nghị định 104/2025/NĐ-CP File Toàn văn Nghị định 104/2025/NĐ-CP Biện pháp thi hành Luật Công chứng Luật Công chứng Công chứng viên Nhà ở xã hội tại Hà Nội Nghị định 104 thi hành Luật Công chứng Nghị định 104
    716