15:35 - 20/05/2025

Công bố danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 chậm nhất khi nào?

Công bố danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 chậm nhất khi nào? Bí thư tỉnh ủy mua nhà ở xã hội tại Hà Nội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập như thế nào?

Nội dung chính

Công bố danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 chậm nhất khi nào?

Theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 quy định về việc thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.

I. VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐẢNG
1. Đối với việc thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...[
(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).

Đồng thời, theo Mục 4 Công văn 14697-CV/VPTW năm 2025 về kết luận phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 03/5/2025 về tình hình, tiến độ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

[...]
4. Giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị thông báo danh sách các đồng chí chủ trì theo Kết luận số 150-KL/TW, ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị làm cơ sở để các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được phân công chỉ đạo triển khai, tham mưu đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh ủy, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
[...]

Theo đó, danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 phải được hoàn thành để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chậm nhất trước ngày 15/9/2025.

Như vậy, danh sách bí thư tỉnh ủy sáp nhập tỉnh 2025 sẽ được hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/9/2025.

Công bố danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 chậm nhất khi nào? (Hình từ internet)

Bí thư tỉnh ủy tại Hà Nội do ai bầu?

Theo khoản 1 Điều 8 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương
1.1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương về công tác cán bộ và cán bộ tại địa phương.
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự tại chỗ ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân; nhân sự chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Trên cơ sở quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ; điều chỉnh cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ ngoài cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ được xác định theo quy định của Bộ Chính trị.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
[...]

Như vậy, bí thư tỉnh ủy tại Hà Nội sẽ do ban chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội bầu.

Bí thư tỉnh ủy mua nhà ở xã hội tại Hà Nội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo Khoản 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 Bí thư tỉnh ủy là cán bộ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Theo Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện về thu nhập

Điều 30. Điều kiện về thu nhập
1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
a) Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
b) Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
[...]

Như vậy, bí thư tỉnh ủy mua nhà ở xã hội tại Hà Nội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập như sau:

- Nếu độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công

- Nếu đã kết hôn thì hai vợi chồng có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công

Tô Ngọc Phương Uyên
Từ khóa
Bí thư tỉnh ủy Danh sách bí thư tỉnh ủy Bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh 2025 Công bố danh sách bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập Sáp nhập tỉnh Bí thư tỉnh ủy tại Hà Nội Mua nhà ở xã hội tại Hà Nội
232