16:53 - 14/04/2025

Có chốt Long Thành Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 không?

Có chốt Long Thành Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 không? Thông tin sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản Đồng Nai?

Nội dung chính

Có chốt Long Thành Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 không?

Ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trong đó, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập, 23 đơn vị hành chính thực hiện sáp nhập, hợp nhất.

Danh sách 23 tỉnh thành thực hiện sáp nhập, hợp nhất như sau:

1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,

5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Theo đó, tại Nghị quyết 60-NQ/TW đã thống nhất sáp nhập còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. 

TPHCM được hợp nhất với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương, lấy tên theo dự kiến là Thành phố Hồ Chí Minh.

Long Thành Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai sẽ hợp nhất với tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai (dự kiến).

Như vậy Long Thành Nhơn Trạch sẽ không sáp nhập vào TPHCM theo Nghị quyết 60.

Có chốt Long Thành Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM theo Nghị quyết 60 không? (Hình từ internet)

Thông tin sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản Đồng Nai?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản Đồng Nai, đặc biệt là những khu vực giáp ranh với TP.HCM như huyện Nhơn Trạch.

Ngay khi xuất hiện tin đồn sáp nhập, thị trường đã nhận được sự quan tâm đáng kể đến các sản phẩm đất nền, trong đó có thời điểm mức độ tìm kiếm bất động sản tại Nhơn Trạch tăng tới hơn 40% chỉ trong vòng một tuần.

Tuy nhiên, xu hướng tăng giá đất diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn phần lớn đến từ tâm lý đầu cơ, sợ bỏ lỡ cơ hội, chứ chưa phản ánh đúng tình trạng phát triển thực tế của khu vực.

Mặc dù việc sáp nhập đơn vị hành chính khi thực hiện có thể mang lại nhiều lợi ích về quản lý, quy hoạch tổng thể và phát triển cơ sở hạ tầng liên vùng, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi khu vực liên quan đều sẽ tăng giá bất động sản một cách bền vững.

Giá trị thật sự của một bất động sản vẫn phải dựa trên những yếu tố cốt lõi như vị trí địa lý, tính kết nối hạ tầng, tính pháp lý rõ ràng và nhu cầu thực tế từ thị trường.

Tiềm năng thị trường mua bán đất Nhơn Trạch

Thị trường mua bán đất Nhơn Trạch đã và đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ nhờ vào tốc độ tăng giá ấn tượng và loạt dự án hạ tầng trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai.

Với mức giá đất nền dao động rộng từ khoảng 2 triệu đến hơn 80 triệu đồng/m² tùy vị trí, loại hình và khả năng tiếp cận giao thông, Nhơn Trạch đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực trung tâm và vùng ven.

Không chỉ thị trường đất nền bán lẻ phát triển, nhiều dự án quy mô lớn tại Nhơn Trạch cũng đang được mở bán, tiêu biểu như khu đô thị HUD tại Long Thọ – Phước An với giá nền từ 7 – 12 triệu đồng/m², hay dự án Mega City 2 với sản phẩm nhà phố hoàn thiện có giá gần 4 tỷ đồng.

Những dự án này góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới cho khu vực, đồng thời giúp gia tăng giá trị đất liền kề nhờ hạ tầng và tiện ích được đầu tư đồng bộ.

Động lực tăng trưởng của đất đai khu vực này không chỉ đến từ yếu tố cầu tăng, mà còn nhờ loạt dự án giao thông trọng điểm như đường Vành đai 3 TP.HCM, tuyến đường 319 kết nối cao tốc Long Thành – Dầu Giây, và nhiều hạ tầng nội khu được đầu tư mới.

Việc Nhơn Trạch ngày càng gắn kết với TP.Thủ Đức và các khu vực vệ tinh lân cận khiến thị trường nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư đổ về từ TP.HCM.

Đất nền dự án được quy định như thế nào?

Hiện nay, khái niệm "Đất nền dự án" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Đất nền dự án" có thể được hiểu là những lô đất nằm trong dự án quy hoạch của chủ đầu tư, chưa tiến hành xây dựng và vẫn còn trong trạng thái nguyên vẹn ban đầu.

Tô Ngọc Phương Uyên
Từ khóa
Long Thành Nhơn Trạch Long Thành Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM Nghị quyết 60 Nghị quyết 60-NQ/TW Sáp nhập tỉnh Bất động sản Đồng Nai Thị trường mua bán đất Nhơn Trạch Nhơn Trạch sáp nhập TPHCM
3850