10:29 - 20/05/2025

Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào? Đất xây dựng cầu Thượng Cát thuộc nhóm đất gì?

Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào? Chi phí tổ chức giám định xây dựng do ai chịu trách nhiệm chi trả?

Nội dung chính

    Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào?

    Dự án cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư gần 8.300 tỷ đồng, kinh phí từ ngân sách TP.Hà Nội. Cầu Thượng Cát là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội, được thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2030.

    Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường 2 đầu cầu được khởi công vào quý 4/2024 và vận hành năm 2028.

    Cầu Thượng Cát có tổng chiều dài hơn 5,2 km, dự án cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu có điểm đầu tại nút giao với đường Kỳ Vũ, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm; điểm cuối tại nút giao với đường 23B, thuộc xã Đại Mạch, huyện Đông Anh. Cầu chính dài 780m, rộng 35m, có 8 làn xe.

    Tốc độ thiết kế của tuyến đường khoảng 80 km/giờ, đảm bảo thông suốt toàn tuyến đường Vành đai 3,5 từ phía nam lên phía bắc sông Hồng. Cây cầu được thiết kế tại vị trí này nhằm giảm tải lưu lượng cho tuyến đường 70, đường Vành đai 3, QL32.

    Cầu Thượng Cát khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, kết nối đường Vành đai 3,5, quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh và khu vực phía bắc thành phố.

    Như vậy, cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành vào năm 2028.

    Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào? Đất xây dựng cầu Thượng Cát thuộc nhóm đất gì?

    Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào? Đất xây dựng cầu Thượng Cát thuộc nhóm đất gì? (Hình từ internet)

    Chi phí tổ chức giám định xây dựng do ai chịu trách nhiệm chi trả?

    Chi phí tổ chức giám định xây dựng được quy định tại Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

    Điều 6. Giám định xây dựng
    [...]
    3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
    a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
    b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
    c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
    d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
    4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.

    Theo đó, chi phí tổ chức giám định xây dựng do chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chịu trách nhiệm chi trả.

    Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.

    Đất xây dựng cầu Thượng Cát thuộc nhóm đất gì?

    Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Điều 9. Phân loại đất
    [...]
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    [...]
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

    Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất công trình giao thông bao gồm:

    - Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),

    - Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;

    - Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;

    - Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;

    - Cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;

    - Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;

    Như vậy, đất xây dựng cầu Thượng Cát là đất công trình giao thông thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Lê Ngọc Tú
    Từ khóa
    Cầu Thượng Cát Cầu Thượng Cát dự kiến hoàn thành khi nào Chi phí tổ chức giám định xây dựng Giám định xây dựng Đất xây dựng cầu Thượng Cát
    80