Cầu Mã Đà ở đâu? Khởi công dự án cầu Mã Đà nối Đồng Nai và Bình Phước? Dự án cầu Mã Đà sau khi hoàn thành tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Đồng Nai?
Mua bán nhà đất tại Đồng Nai
Nội dung chính
Cầu Mã Đà ở đâu? Khởi công dự án cầu Mã Đà nối Đồng Nai và Bình Phước?
Cầu Mã Đà là công trình giao thông nối liền tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, bắc qua sông Mã Đà tại khu vực giáp ranh xã Mã Đà (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) và Bình Phước.
Dự án được xây nhằm rút ngắn quãng đường di chuyển giữa hai tỉnh, đồng thời tạo tuyến kết nối nhanh từ Tây Nguyên đến sân bay Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải.
Cầu Mã Đà được đầu tư với kinh phí khoảng 220 tỷ đồng, trong khi tuyến đường nối từ khu vực giáp ranh của cầu đến đường Vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 44 km, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 10.800 tỷ đồng, trong đó riêng phần chi phí giải phóng mặt bằng ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Để triển khai dự án, tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 45 ha đất thuộc rừng đặc dụng nhằm phục vụ công tác xây dựng tuyến đường kết nối.
Khởi công dự án cầu Mã Đà nối Đồng Nai và Bình Phước dự kiến vào tháng 6/2025 bằng vốn ngân sách và cũng dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Sau khi cầu Mã Đà được hoàn thành, hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông liên tỉnh. Phía Bình Phước sẽ cải tạo tuyến ĐT 753, trong khi Đồng Nai nâng cấp các tuyến ĐT 761 và ĐT 767.
Đồng thời, tuyến đường mới sẽ được xây dựng để kết nối đến Vành đai 4 TP.HCM với quy mô 8 làn xe. Giai đoạn triển khai bắt đầu từ tháng 6/2026 và dự kiến hoàn tất vào năm 2028.
Cầu Mã Đà ở đâu? Khởi công dự án cầu Mã Đà nối Đồng Nai và Bình Phước? Dự án cầu Mã Đà sau khi hoàn thành tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Đồng Nai? (Hình từ internet)
Dự án cầu Mã Đà sau khi hoàn thành tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Đồng Nai?
Việc triển khai xây dựng dự án cầu Mã Đà sau khi hoàn thành có thể sẽ trở thành cú hích hạ tầng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là các khu vực lân cận như huyện Vĩnh Cửu.
Với vai trò là tuyến đường kết nối trực tiếp giữa Đồng Nai và Bình Phước, cây cầu không chỉ giúp rút ngắn thời gian di chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, logistics và thu hút dòng vốn đầu tư từ các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực phía Bắc.
Khi hạ tầng giao thông được cải thiện, bất động sản thường là lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi, do nhu cầu đất ở, đất thương mại và công nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển nhờ vào cú hích đó, thị trường bất động sản nơi đây cũng đứng trước nguy cơ xuất hiện những cơn “sốt đất ảo” khi giới đầu cơ tận dụng thông tin dự án để đẩy giá, thu lợi ngắn hạn.
Ngay từ khi có thông tin về việc nghiên cứu xây dựng cầu Mã Đà, đã xuất hiện tình trạng cò đất tập trung về khu vực Vĩnh Cửu, tung tin chưa xác thực, khiến mặt bằng giá đất bị đẩy lên bất thường. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng.
Cầu Mã Đà sẽ không chỉ đơn thuần là một cây cầu kết nối giao thông, mà là một phần trong chiến lược phát triển vùng, góp phần nâng tầm vị thế của Đồng Nai trong bản đồ phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Nam.
Tổng quan thị trường mua bán đất Đồng Nai
Thị trường mua bán đất Đồng Nai ngày càng có nhiều tín hiệu phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt nhờ vào động lực thúc đẩy từ các dự án hạ tầng quy mô lớn và chính sách quy hoạch đô thị được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Các công trình trọng điểm như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, tuyến vành đai 3 và 4 TP.HCM không chỉ góp phần thay đổi diện mạo giao thông liên vùng mà còn giúp nhu cầu đầu tư bất động sản ở các khu vực chiến lược như Long Thành, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu ngày càng tăng lên.
Trong đó, Long Thành nổi lên như một tâm điểm nhờ dự án sân bay quốc tế Long Thành và khu vực này được định hướng trở thành đô thị sân bay hiện đại trong tương lai, khiến giá đất tại đây đã có những mức tăng đáng kể, dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/m², tăng 7–15% so với năm trước.
Song song với đó, khu vực Nhơn Trạch, vốn được xem là “vùng trũng” của sư phát triển thị trường bất động sản đang thu hút sự quan tâm nhờ vị trí liền kề TP.HCM và kết nối cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.
Giá đất tại đây dao động từ 5 đến 10 triệu đồng/m², tùy theo từng vị trí và tiềm năng phát triển. Điểm đáng chú ý là trong năm 2025, UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đấu giá 37 khu đất, kỳ vọng thu về khoảng 21.000 tỷ đồng cho thấy định hướng rõ ràng trong việc tăng nguồn cung có quy hoạch và tạo quỹ đất sạch cho phát triển đô thị lẫn thu hút đầu tư.
Nếu biết tận dụng thời điểm và chọn đúng phân khúc, đây hoàn toàn có thể là “điểm sáng” sinh lời cao trong bức tranh bất động sản khu vực phía Nam.