17:26 - 15/04/2025

Cách đặt tên xã, phường mới sau khi sáp nhập thế nào? Tên gọi chính thức của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì?

Cách đặt tên xã, phường mới sau khi sáp nhập thế nào? Tên gọi chính thức của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì? Bất động sản tại Khánh Hòa biến động ra sao khi có đề xuất sáp nhập với Ninh Thuận?

Mua bán nhà đất tại Khánh Hòa

Nội dung chính

    Cách đặt tên xã, phường mới sau khi sáp nhập thế nào?

    Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

    Theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định cụ thể về cách đặt tên xã như sau:

    Nguyên tắc xác định tên gọi
    1.1. Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
    1.2. Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.
    1.3. Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
    1.4. Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.
    1.5. Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
    Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định cụ thể thì cách đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

    Bên cạnh đó thì tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Cách đặt tên xã, phường mới sau khi sáp nhập thế nào? Tên gọi chính thức của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì?

    Cách đặt tên xã, phường mới sau khi sáp nhập thế nào? Tên gọi chính thức của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì? (Hình từ Internet)

    Tên gọi chính thức của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì?

    Ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, chính thức thông qua phương án sáp nhập 63 tỉnh thành 34 tỉnh, thành. 

    Căn cứ danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - Hành chính (tỉnh lỵ) của 34 tỉnh thành mới sau nháp nhập tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, việc hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà được quy định như sau: 

    II. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất 
    ...
    13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay. 
    ...

    Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 thì sẽ hợp nhất tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hoà, tỉnh mới lấy tên gọi là Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà. 

    Như vậy, tên gọi dự kiến của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập Khánh Hòa với Ninh Thuận là tên Khánh Hòa. Tuy nhiên, đây chỉ là dự kiến và chưa có quyết định được công bố chính thức.

    Bất động sản tại Khánh Hòa biến động ra sao khi có đề xuất sáp nhập với Ninh Thuận?

    Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã chính thức công bố việc sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khiến thị trường bất động sản tại Khánh Hòa trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Thông tin về sáp nhập không chỉ tạo ra sự thay đổi trong bộ máy hành chính mà còn tác động rất lớn đến giá bất động sản tại các khu vực như TP. Nha Trang, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh và Ninh Hòa.

    Tại TP Nha Trang, cụ thể là ở phường Vĩnh Thọ, giá đất nền đã tăng mạnh từ 50–60 triệu đồng/m² lên đến 65–75 triệu đồng/m² trong quý I/2025. Ngoài ra tại huyện Cam Lâm, nơi có nhiều dự án giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam và sân bay Cam Ranh mở rộng, giá đất nền đã tăng từ 40 triệu đồng/m² lên đến 45–48 triệu đồng/m², và đã tăng khoảng 20% so với đầu năm 2025.

    Bên cạnh đó, các khu vực khác như Diên Khánh và Ninh Hòa cũng ghi nhận những thay đổi về giá đáng chú ý. Cụ thể thì thị trấn Diên Khánh nổi tiêng với các khu du lịch, đất khu vực này được rao bán với giá 30 triệu đến 50 triệu/m², cao hơn rất nhiều so với các năm trước.

    Tại Ninh Hòa, giá đất tại các khu vực như Ninh Thọ, Ninh Hiệp cũng tăng đáng kể dao động từ 10 triệu đồng/m² đến 72 triệu đồng/m² và các khu vực gần biển như Dốc Lết và Vân Phong Bay có giá cao hơn các khu vực khác bởi tiềm năng du lịch đa dạng.

    Tuy nhiên, có thể tiềm ẩn các nguy cơ về sốt đất giá ảo nếu không có chích sách phát triển đồng bộ về hạ tầng và các dự án quy hoạch. Điển hình là khu vực như Cam Lâm môt ví dụ cụ thể khi có thông tin sáp nhập giá đất nền được rao bán tăng lên từ 10 cho đến 20 triệu/m² gấp 2 lần so với trước đây.

    Như vậy thì cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư tại khu vực này, nên xem xét các yếu tố thực tế như quy hoạch, pháp lý liên quan để có quyết định đầu tư đúng đắn, tránh được các rủi ro không đáng có trong thời gian có thông tin sáp nhập này.

    Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 10 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thành từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo.

    Trần Thị Hân Hân
    Từ khóa
    Cách đặt tên xã Cách đặt tên xã phường mới sau khi sáp nhập Đặt tên xã phường mới Sáp nhập tỉnh thành Sáp nhập Khánh Hòa Sáp nhập Khánh Hòa với Ninh Thuận Bất động sản tại Khánh Hòa Nghị quyết 60 Đơn vị hành chính cấp tỉnh Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận Bất động sản Tỉnh Khánh Hoà ĐVHC cấp huyện Quyết định 759
    628