Lê Tuấn Khang qua cồn sửa máy lạnh: Rửa máy lạnh đơn giản đúng cách như thế nào?
Nội dung chính
Lê Tuấn Khang qua cồn sửa máy lạnh: Rửa máy lạnh đơn giản đúng cách như thế nào?
Trong một video gần đây, Lê Tuấn Khang đã tạo nên một trào lưu mới mang tên “Qua cồn sửa máy lạnh”. Tuy nhiên trong video, khi rửa máy lạnh thì anh chàng đã dùng quá nhiều nước dẫn đến việc ngập nước cả căn phòng. Vậy rửa máy lạnh như thế nào cho đúng cách?
(1) Máy lạnh treo tường
- Bước 1: Kiểm tra máy lạnh
Trước khi vệ sinh, cần phải kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường không bằng cách điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp và kiểm tra khả năng làm lạnh.
Đồng thời, dùng remote kiểm tra các chức năng khác như quạt tản gió. Nếu máy hoạt động bình thường, bạn có thể tiếp tục vệ sinh. Nếu có sự cố, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa.
- Bước 2: Ngắt điện máy lạnh
Để đảm bảo an toàn, bạn cần ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh, tốt nhất nên ngắt cầu giao điện của cả căn nhà.
- Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh (cục lạnh)
+ Tháo quạt đảo gió và mở nắp máy lạnh từ dưới lên trên.
+ Tháo tấm lọc bụi và dùng tua vít để tháo ốc cố định vỏ máy.
+ Bọc túi trùm vệ sinh quanh máy để chứa bụi bẩn và dung dịch thải trong quá trình xịt rửa.
+ Dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh để làm sạch các bộ phận bên trong dàn lạnh như bộ lọc không khí và cánh quạt.
Lưu ý: Hãy che chắn các bo mạch để tránh nước làm hỏng linh kiện.
- Bước 4: Vệ sinh dàn nóng (cục nóng)
+ Tháo lớp vỏ bảo vệ mặt trước dàn nóng.
+ Sử dụng vòi xịt để làm sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt và các bộ phận bên trong dàn nóng.
+ Dùng khăn khô để lau sạch các bộ phận.
Lưu ý: Không xịt nước trực tiếp vào các khu vực chứa bo mạch hoặc sử dụng áp suất quá mạnh để tránh làm hỏng cánh quạt.
- Bước 5: Kiểm tra gas máy lạnh
Sau khi vệ sinh, sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra mức gas trong máy lạnh. Nếu thiếu gas hoặc có rò rỉ, bạn cần nạp thêm gas hoặc sửa chữa kịp thời.
- Bước 6: Lắp lại các bộ phận
+ Lau khô các bộ phận của dàn nóng và dàn lạnh.
+ Lắp lại tấm lọc bụi vào dàn lạnh, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh.
+ Lắp lớp vỏ bảo vệ cho dàn nóng sao cho các ngạnh trùng khớp.
- Bước 7: Kiểm tra vận hành máy lạnh
Bật lại nguồn điện và kiểm tra máy lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp và kiểm tra khả năng làm lạnh, hoạt động của quạt, cũng như các chức năng khác. Nếu máy làm lạnh tốt, không có tiếng ồn bất thường, quá trình vệ sinh đã hoàn thành.
(2) Máy lạnh âm trần
- Bước 1: Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh âm trần
+ Tháo mặt nạ máy lạnh: Bạn cần tháo mặt nạ của máy lạnh ra để vệ sinh.
+ Kiểm tra bo mạch: Kiểm tra xem bo mạch có bị hư hỏng hay ẩm ướt không. Nếu bo mạch bị ẩm, bạn cần sấy khô và quét bụi. Nếu không, dùng chổi nhỏ để quét bụi xung quanh.
+ Vệ sinh các bộ phận bên trong: Dùng bình xịt rửa chuyên dụng để làm sạch dàn lạnh, lưới lọc và các bộ phận bên trong máy. Lưu ý: Tránh để nước dính vào bo mạch, và cần treo bạt để hứng nước thải.
+ Lau khô và lắp lại: Sau khi vệ sinh, bạn lau khô các bộ phận bằng khăn mềm và lắp lại mặt nạ máy lạnh.
- Bước 2: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần
+ Tháo lưới lọc: Tháo lưới lọc của dàn nóng để vệ sinh các bộ phận bên trong.
+ Vệ sinh dàn ngưng tụ và quạt dàn nóng: Sử dụng bình xịt chuyên dụng để xịt rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng và túi lọc.
+ Rửa bên ngoài dàn nóng: Tiếp tục xịt rửa khu vực ngoài dàn nóng và lau khô.
+ Ngắt điện trước khi vệ sinh: Ngắt nguồn điện máy lạnh ít nhất 5 tiếng trước khi bắt đầu vệ sinh để tránh các bộ phận vẫn còn tích điện.
+ Xả nước trong máng: Kiểm tra và xả hết nước trong máng trước khi vệ sinh.
+ Xịt nước theo chiều của cánh tản nhiệt: Xịt nước theo chiều xuôi của cánh tản nhiệt để tránh làm biến dạng bộ phận này.
+ Kiểm tra lại bo mạch: Kiểm tra các bo mạch xem có bị ẩm ướt hoặc có dấu hiệu bất thường nào không.
- Bước 3: Lắp lại và kiểm tra
+ Lắp lại các bộ phận: Sau khi vệ sinh xong, lắp lại các bộ phận đã tháo rời như tấm lọc bụi, quạt đảo gió và các ốc vít cố định.
+ Kiểm tra vận hành: Bật máy lạnh và kiểm tra hoạt động của máy để đảm bảo rằng máy lạnh hoạt động bình thường.
Lê Tuấn Khang qua cồn sửa máy lạnh: Rửa máy lạnh đơn giản đúng cách như thế nào? (Hình từ internet)
Lợi ích từ việc rửa máy lạnh thường xuyên
Việc rửa máy lạnh thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy và bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Cụ thể như:
(1) Tiết kiệm năng lượng
Khi máy lạnh được vệ sinh sạch sẽ, các bộ phận như quạt, bộ lọc, dàn nóng và dàn lạnh không bị bụi bẩn hoặc chất bẩn bám vào. Điều này giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng máy phải làm việc quá sức, từ đó tiết kiệm được điện năng và giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng.
(2) Tăng cường hiệu suất làm mát
Máy lạnh sạch sẽ giúp tăng khả năng làm mát, làm lạnh nhanh chóng và đồng đều trong không gian. Khi bụi bẩn tích tụ trên các bộ phận của máy, không khí lạnh không thể được phân tán đều, khiến hiệu quả làm mát giảm sút.
(3) Bảo vệ sức khỏe
Việc vệ sinh máy lạnh định kỳ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn và các chất ô nhiễm có thể bám trên bộ lọc và bề mặt của máy. Điều này giúp không khí trong phòng được lọc sạch hơn, tạo ra một môi trường sống trong lành, dễ chịu mang lại sức khỏe tốt cho người dùng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ em.
(4) Kéo dài tuổi thọ máy lạnh
Khi máy bị bám bụi bẩn, các bộ phận như quạt và dàn lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn, đôi khi còn gây ra hiện tượng quá tải. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả làm mát mà còn có thể làm hỏng các linh kiện bên trong máy. Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp bảo vệ các bộ phận này, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện.
(5) Tiết kiệm điện năng
Máy lạnh bị bám bụi không chỉ làm giảm hiệu quả làm lạnh mà còn khiến máy phải hoạt động với công suất cao hơn để đạt được nhiệt độ mong muốn. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ điện năng nhiều hơn và làm tăng chi phí điện hàng tháng. Vệ sinh máy lạnh định kỳ giúp máy hoạt động ổn định, nhẹ nhàng và tiết kiệm điện năng, từ đó giúp giảm chi phí sinh hoạt.
Bao lâu thì nên rửa máy lạnh một lần?
Tần suất rửa máy lạnh sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng và môi trường xung quanh.
- Máy lạnh dùng trong gia đình: Vệ sinh 3 - 4 lần/tuần nếu sử dụng máy lạnh thường xuyên, gần như bật cả ngày và 6 tháng/lần nếu sử dụng chỉ khoảng 8 tiếng/ngày.
- Máy lạnh dùng trong công cty, nhà hàng: Vệ sinh 3 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn nếu như môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
- Máy lạnh dùng trong cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Vệ sinh 1 tháng/lần nếu máy lạnh hoạt động liên tục cả ngày, hoạt động với công suất lớn.