Kinh nghiệm thuê nhà trọ chung chủ cho tân sinh viên

Khi thuê nhà trọ chung chủ, tân sinh viên cần tìm hiểu kỹ thông tin, thỏa thuận rõ ràng và chọn môi trường phù hợp để đảm bảo cuộc sống an toàn, thoải mái và thuận tiện.

Nội dung chính

Kinh nghiệm thuê nhà trọ chung chủ cho tân sinh viên

Thuê nhà trọ chung chủ là hình thức thuê phòng trọ trong mà người thuê sẽ ở cùng một căn nhà hoặc khu trọ do chủ nhà trực tiếp quản lý và sinh sống tại đó.

Dưới đây là một số kinh nghiệm thuê nhà trọ chung chủ mà tân sinh viên cần lưu ý:

(1) Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi thuê

Khi thuê nhà trọ chung chủ, tân sinh viên cần nghiên cứu kỹ về vị trí, giá cả, điều kiện sinh hoạt và các quy định của chủ nhà. Nếu không tìm hiểu trước, sinh viên có thể thuê phải phòng ở xa trường, khó di chuyển hoặc có mức giá không phù hợp với tài chính.

Ngoài ra, việc nắm rõ các thông tin giúp sinh viên tránh những khu vực có an ninh kém hoặc điều kiện sống không đảm bảo.

(2) Kiểm tra giờ giấc sinh hoạt

Một trong những hạn chế lớn nhất của việc thuê nhà trọ chung chủ là phải tuân theo quy định của chủ nhà, đặc biệt là về giờ giấc. Một số chủ trọ quy định giờ đóng cửa sớm, hạn chế tiếp khách hoặc không cho phép sinh viên nấu ăn. Nếu sinh viên có lịch học hoặc công việc làm thêm muộn, điều này có thể gây bất tiện lớn.

Vì vậy, trước khi quyết định thuê, cần hỏi rõ về giờ giấc để đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

(3) Thỏa thuận rõ ràng về chi phí

Khi thuê nhà trọ chung chủ, ngoài tiền thuê hàng tháng, sinh viên còn phải trả các chi phí khác như điện, nước, internet, vệ sinh, gửi xe. Một số chủ trọ không ghi rõ các khoản phí này ngay từ đầu, dẫn đến việc sinh viên phải trả số tiền cao hơn dự kiến.

Để tránh tình trạng này, cần hỏi kỹ cách tính phí (theo đồng hồ riêng hay chia đều) và yêu cầu chủ trọ liệt kê đầy đủ các khoản phải trả. Nếu có thể, nên có thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo quyền lợi.

(4) Đọc kỹ hợp đồng thuê trọ

Hợp đồng là yếu tố quan trọng khi thuê nhà trọ chung chủ, giúp bảo vệ quyền lợi của sinh viên. Trước khi ký, cần xem xét các điều khoản về giá thuê, tiền cọc, thời gian thuê, quy định về chấm dứt hợp đồng. Một số chủ trọ có thể đưa ra điều khoản bất lợi, chẳng hạn như không trả lại tiền cọc dù sinh viên chấm dứt hợp đồng đúng thời hạn.

Nếu có điều gì chưa rõ, nên hỏi kỹ hoặc nhờ người có kinh nghiệm xem giúp trước khi ký.

(6) Kiểm tra an ninh và tiện ích xung quanh

Dù sống chung với chủ trọ có thể đảm bảo an ninh tốt hơn, sinh viên vẫn nên kiểm tra các yếu tố như hệ thống khóa cửa, camera giám sát, tình trạng dân cư xung quanh.

Nếu khu vực có nhiều người lạ ra vào hoặc không có biện pháp bảo vệ an toàn, sinh viên có thể gặp rủi ro về trộm cắp. Ngoài ra, cần xem xét các tiện ích xung quanh như chợ, siêu thị, nhà thuốc, quán ăn để đảm bảo cuộc sống thuận tiện.

Những lợi ích khi sinh viên thuê nhà trọ chung chủ

Việc thuê nhà trọ chung chủ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, đặc biệt là những bạn lần đầu sống xa nhà.

- Đảm bảo hơn so với các khu trọ tự quản: Chủ nhà thường kiểm soát chặt chẽ việc ra vào, giúp hạn chế tình trạng trộm cắp hay người lạ xâm nhập. Điều này tạo cảm giác an tâm, đặc biệt với sinh viên nữ.

- Giá thuê thường hợp lý hơn: vì nhiều chủ trọ không qua trung gian, giúp sinh viên tiết kiệm chi phí. Một số nơi còn bao gồm điện, nước, internet, giúp đơn giản hóa các khoản chi tiêu.

- Sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chủ trọ: Khi gặp sự cố về điện nước, hư hỏng trong phòng, chủ nhà thường giúp sửa chữa nhanh chóng. Đôi khi, họ còn chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp sinh viên hòa nhập tốt hơn.

Kinh nghiệm thuê nhà trọ chung chủ cho tân sinh viên

Kinh nghiệm thuê nhà trọ chung chủ cho tân sinh viên (Hình từ Internet)

Hợp đồng thuê nhà ở cần có những nội dung nào?

Tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung cần có trong hợp đồng về nhà ở như sau:

- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;

- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;

- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;

- Cam kết của các bên;

- Thỏa thuận khác;

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà ở cũng phải đảm bảo được thành lập bằng văn bản và có đầy đủ những nội dung quan trọng như họ tên của hai bên, thời hạn thuê nhà, số tiền thuê, quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê nhà.

saved-content
unsaved-content
180