Bình Dương: Điểm đến mới nổi cho các dự án nhà ở giá rẻ của nhà đầu tư nước ngoài
Nội dung chính
Bình Dương: Điểm đến mới nổi cho các dự án nhà ở giá rẻ của nhà đầu tư nước ngoài
Bình Dương thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản với quỹ đất lớn, giá cạnh tranh, pháp lý thông thoáng và chi phí triển khai thấp đã thu hút nhiều doanh nghiệp ngoại đến phát triển các dự án nhà ở giá rẻ.
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư TT Capital cùng hai đối tác đến từ Nhật Bản là Cosmos Initia (thành viên của Daiwa House Group) và Koterasu hợp tác phát triển dòng sản phẩm nhà ở giá rẻ tại Bình Dương và các tỉnh lân cận.
Liên doanh này tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD trong 5 năm tới, mục tiêu mỗi năm đưa ra thị trường hàng nghìn căn hộ giá rẻ. Hiện tại, liên doanh này cũng đã hoàn tất việc góp vốn cho một dự án gần Vincom Dĩ An, TP Dĩ An với quy mô gần 2.000 căn hộ, giá bán dưới 2 tỷ đồng mỗi căn, nhiều khả năng sẽ ra mắt vào quý III năm nay.
Kim Oanh Group cũng mới bắt tay với 3 tập đoàn hàng đầu đến từ Nhật Bản gồm Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi và Công ty Phát triển đô thị NTT để lên kế hoạch triển khai một dự án đô thị quy mô 1 tỷ USD tại Bình Dương. Không chỉ vậy, thời gian tới liên doanh này còn hướng đến phát triển thêm hàng loạt dự án khác với giá bán thuộc phân khúc trung cấp và bình dân.
Hay tập đoàn Bcons đang bắt tay với đối tác quốc tế là Asset Limited đến từ Thái Lan, sẽ làm 11 dự án nhà ở với tổng cộng gần 9.000 căn hộ thuộc phân khúc vừa túi tiền tại thị trường Bình Dương. Gần đây nhất, chủ đầu tư này cho ra mắt kế hoạch triển khai hơn 2.000 căn nhà ở xã hội trên khu vực đường Thống Nhất, TP Dĩ An trong năm 2025.
Trước đó không lâu, CapitaLand cũng động thổ dự án nhà ở diện tích 19 ha, cung ứng ra thị trường 3.500 sản phẩm tại Bình Dương. Được biết đây là dự án quy mô lớn nhất và có mức giá "vừa túi tiền" nhất trong loạt sản phẩm chủ đầu tư này đang triển khai tại Việt Nam.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm, tỉnh này đã thu hút thêm 96 dự án mới, 60 dự án điều chỉnh tăng vốn và 62 dự án góp vốn mua cổ phần, tổng vốn đầu tư FDI ước đạt 825 triệu USD, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh này hiện có 4.322 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 41 tỷ USD. Dòng vốn FDI không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, mà còn đổ vào bất động sản nhà ở, thương mại, dịch vụ.
Nghiên cứu của Dat Xanh Services cũng ghi nhận dòng vốn ngoại đổ vào Bình Dương thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) thời gian qua đang rơi vào các dự án thuộc phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà ở vừa túi tiền với quy mô lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản biến Bình dương trở thành điểm đến mới nổi cho các dự án nhà ở giá rẻ.
Bình Dương: Điểm đến mới nổi cho các dự án nhà ở giá rẻ của nhà đầu tư nước ngoài (Hình ảnh từ internet)
Những yếu tố nào đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản tại Bình Dương?
Địa phương có lợi thế về phát triển công nghiệp, kéo theo các chuyên gia, lao động chất lượng cao tới làm việc, gia tăng nhu cầu thuê nhà từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản cho thuê tại Bình Dương.
Với 48 khu và cụm công nghiệp, Bình Dương hiện chỉ đứng sau TP HCM và Hà Nội về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lũy tiến đến tháng 6/2024, tỉnh có 4.322 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 41 tỷ USD.
Sự gia tăng dòng vốn FDI cũng kéo theo số lượng lớn các chuyên gia, lao động chất lượng cao đến từ nhiều quốc gia tới làm việc dài hạn, đẩy nhu cầu sở hữu cũng như thuê nhà ở Bình Dương tăng cao.
Theo số liệu thống kê từ Navigos Search, các cấp quản lý và kỹ sư nước ngoài có mức thu nhập cao dao động từ khoảng 8.500 USD đến 34.000 USD, tương đương từ gần 200 triệu đến gần 800 triệu đồng mỗi tháng. Với mức thu nhập cao, họ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho bất động sản xứng tầm để sở hữu môi trường sống riêng tư và tiện ích cao cấp.
Trong bối cảnh bất động sản đang dần hồi phục, "lợi nhuận kép" thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản được xem là mục tiêu tìm kiếm của các nhà đầu tư dài hạn. Đó là những bất động sản có tiềm năng cho thuê cao nhằm khai thác dòng tiền ổn định trong 3-5 năm tới, cũng như việc tăng giá trị tài sản trong tương lai.
Song Luật Đất đai 2024 cũng sẽ tác động đến mặt bằng giá bất động sản cao hơn thông qua cơ chế định giá giải phóng và đền bù đất theo thị trường, làm tăng giá vốn dự án mới. Chẳng hạn TP.HCM, dự thảo bảng giá đất mới ở tất cả quận, huyện đều tăng từ 10 - 51 lần. Tại Bình Dương, giá đất mới cũng dự kiến điều chỉnh tăng 11% - 247% so với mức giá cũ, tương ứng 45% giá thị trường.
Do đó, người mua hiện đang tích cực săn tìm sản phẩm tiềm năng trước khi luật mới tác động đến thị trường. Trong cuộc đi "săn" nhà đất, Bình Dương được xem là lựa chọn an toàn của dòng tiền đầu tư dài hạn nhờ lợi thế cơ sở hạ tầng, vị trí địa kinh tế cùng kỳ vọng giá tăng mạnh.
Bình Dương: Tiềm năng và lợi thế hội tụ, tạo nên thị trường bất động sản sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư
Từ một tỉnh thuần nông trước đây, hiện nay Bình Dương đã trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng của tỉnh được phát triển đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng cho thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển đô thị. Bình Dương là một trong số ít địa phương ở Việt Nam phát triển thành công mô hình đô thị công nghiệp-dịch vụ và tiến tới xây dựng đô thị thông minh.
Hiện nay, Bình Dương đứng thứ 2 trên cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư với hơn 4.200 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 40,3 tỷ USD.
Theo Sở Xây dựng, Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của cả nước. Hiện Bình Dương có 29 khu công nghiệp, tổng diện tích 12.600 ha; tỷ lệ lấp đầy 91%. Toàn tỉnh có gần 2 triệu lao động, chuyên gia đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài, nên nhu cầu về nhà ở rất lớn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người lao động, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2023, diện tích nhà ở bình quân đầu người của tỉnh đạt 31m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 84%. Bình Dương hiện có 1 đô thị loại I (TP.Thủ Dầu Một), 1 đô thị loại II (TP.Dĩ An), 3 đô thị loại III (TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, TX.Bến Cát), 5 đô thị loại V.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn mới, tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển theo mô hình vùng đổi mới sáng tạo dựa trên mở rộng không gian phát triển các khu công nghiệp đô thị hiện hữu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý, dịch vụ xã hội, góp phần tạo nên hệ sinh thái kiểu mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cùng với đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập trung hoàn thiện mô hình thành phố thông minh.
Đặc biệt, vừa qua thành phố thông minh - Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương đã được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh giải thưởng cao nhất của năm 2023 - Cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu Top 1 ICF 2023.