Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư liên tịch 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục đào tạo ban hành

Số hiệu 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT
Ngày ban hành 20/07/2000
Ngày có hiệu lực 04/08/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Tài chính
Người ký Lê Vũ Hùng,Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO SỐ 75/2000/TTLT/BTC-GD&ĐT NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN BỒI HOÀN KINH PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI NHƯNG KHÔNG VỀ NƯỚC ĐÚNG THỜI HẠN

Thực hiện Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn".
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Căn cứ Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.
Sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Công văn số 1293/BKHCNMT-TCCBKH ngày 27/5/1998); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 3661/BKH/KHGDMT ngày 30/5/1998); Bộ Ngoại giao (Công văn số 217/CB ngày 26/5/1998 và Công văn số 1727CV/NG-CB ngày 25/12/1998); Bộ Tư pháp (Công văn số 1182/TP-PLDSKT ngày 24/6/1999); Ban Khoa giáo Trung ương (Công văn số 1141-CV/KGTW ngày 14/3/2000); Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc bồi hoàn kinh phí đào tạo như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Đối tượng:

Kể từ năm 1999 trở đi các đối tượng sau đây được cử đi đào tạo nước ngoài do Nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc được phía nước ngoài đài thọ theo Hiệp định và thoả thuận với nước ta, sau khi kết thúc khoá học mà không về nước hoặc về nước không đúng hạn phải bồi hoàn một phần hay toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình đào tạo:

+ Cán bộ, công chức theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức.

+ Học sinh đại học và sau đại học (nghiên cứu sinh, học viên cao học) được cử đi học từ năm học 1999-2000 trở đi theo Điều 76 của Luật Giáo dục.

+ Các đối tượng khác được cử đi đào tạo theo các hình thức: học nghề, thực tập sinh, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

2. Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo:

a. Hết thời hạn học tập không trở về nước công tác hoặc trở về nước quá hạn từ 3 tháng trở lên không có lý do chính đáng, không được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước.

b. Phải về nước trước thời hạn vì bị kỷ luật đình chỉ học tập; không hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không có lý do chính đáng, hoặc tự ý bỏ học để về nước.

c. Về nước đúng hạn nhưng tự ý bỏ việc ngay, không trở lại công tác tại cơ quan, đơn vị cũ hoặc không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức khi không có lý do chính đáng.

d. Xin định cư ở nước ngoài khi đang học tập, nghiên cứu, thực tập ở nước ngoài.

e. Về nước đúng hạn, đã trở lại công tác tại cơ quan, đơn vị cũ nhưng tự ý bỏ việc hoặc xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài khi thời gian phục vụ chưa đủ 3 lần thời gian học tập, đào tạo ở nước ngoài.

Trường hợp (a), (b), (c), (d) phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo; trường hợp (e) phải bồi hoàn một phần chi phí đào tạo.

3. Các trường hợp được xem xét miễn, giảm bồi hoàn một phần hay toàn bộ kinh phí đào tạo:

a. Đối tượng được xem xét miễn:

- Về nước đúng hạn nhưng do các lý do khách quan do cơ quan, tổ chức chưa bố trí được việc làm hoặc do đơn vị sáp nhập, giải thể... phải chuyển công tác ngoài ý muốn.

- Những trường hợp được cơ quan gửi đi học và cơ quan chủ quản đồng ý cho phép ở lại làm cộng tác viên với cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài, hoặc ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế nước sở tại, về nước quá hạn 3 tháng trở lên nhưng có lý do chính đáng được Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại xác nhận và phải thông qua Hội đồng xét bồi thường của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

b. Đối tượng được xem xét giảm: Những trường hợp người đi học thuộc đối tượng chính sách hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (có xác nhận của chính quyền địa phương) có thể làm đơn xin giảm mức bồi hoàn,thông qua Hội đồng xét bồi thường của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Căn cứ để tính bồi hoàn kinh phí đào tạo:

- Căn cứ vào các Hiệp định đào tạo mà Chính phủ Việt Nam ký với từng nước, bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo và học bổng trong thời gian học tập ở nước ngoài từ khi bắt đầu vào học tại các trường đào tạo đến khi kết thúc khoá học được cấp chứng chỉ hoặc cấp bằng tốt nghiệp và chi phí đào tạo của Nhà nước Việt Nam trả cho phía nước ngoài (nếu có).

- Căn cứ thời gian được cử đi đào tạo tại nước ngoài.

- Căn cứ vào định mức chi đào tạo hiện hành trong nước.

5. Nội dung và mức bồi hoàn kinh phí đào tạo:

5.1. Nội dung: Chi phí đào tạo gồm những khoản như sau:

[...]