Thông tư liên tịch 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 35/2001/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 11/2002/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH
Ngày ban hành 27/03/2002
Ngày có hiệu lực 25/07/2001
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Lê Duy Đồng,Lê Vũ Hùng,Nguyễn Thị Kim Ngân,Nguyễn Trọng Điều
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2002/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09/7/2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐANG CÔNG TÁC Ở CÁC TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Thi hành Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế, người trong thời gian tập sự hoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước (nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng lương từ ngân sách nhà nước) hiện đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế nhà nước, người trong thời gian tập sự hoặc hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị không thuộc ngân sách nhà nước (nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) hiện đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm 1 và điểm 2 trên đây bao gồm:

a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;

b) Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được phân công làm nhiệm vụ tại các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo;

c) Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được điều động về công tác ở Phòng giáo dục và Đào tạo mà cơ quan Phòng giáo dục và Đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các trường chuyên biệt bao gồm:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú

b) Trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Trường dự bị đại học;

d) Trường trung học phổ thông chuyên;

đ) Trường giáo dưỡng;

e) Trường, lớp dành cho người tàn tật;

g) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và những vùng khó khăn khác. Danh mục của những vùng này được ban hành kèm theo các Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 1999, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000, Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2001 và các quyết định bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới, hải đảo thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3. Cơ sở giáo dục và đào tạo bao gồm: nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, mầm non, phổ thông, bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học; các trung tâm: kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên, nuôi dạy trẻ tàn tật.

III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngoài việc hưởng các chính sách như cán bộ,công chức công tác trong ngành giáo dục còn được hưởng thêm các chế độ phụ cấp,trợ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư này.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi nghỉ hưu hoặc thôi việc không hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này.

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này không sử dụng để tính các chế độ phụ cấp khác, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc.

Riêng phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động được tính để trích nộp 2% kinh phí công đoàn.

3. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt không đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi quy định cho các trường chuyên biệt hướng dẫn tại các Mục I, II và Mục III Phần B của Thông tư này;

[...]